Việt Nam đầu tư phát triển nền công nghiệp sinh học

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030, tập trung ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, y dược, công thương.

Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực y dược. Nguồn: VietQ

Kế hoạch tập trung nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp sinh học, đổi mới cơ chế chính sách, tranh thủ hợp tác và hỗ trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm từ công nghệ sinh học (doanh nghiệp công nghiệp sinh học) trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng (các ngành, lĩnh vực) và trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đến năm 2025, đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học trong các ngành, lĩnh vực, ưu tiên nhóm sản phẩm trong nông nghiệp, y dược, công thương. Phát triển tăng 20% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học, góp phần đóng góp tối thiểu 5% GDP từ công nghiệp sinh học; đến năm 2030, tạo động lực đột phá, huy động nguồn lực phát triển tăng tối thiểu 50% các doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong các ngành, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; góp phần đạt tối thiểu 7% GDP từ công nghiệp sinh học.

Trong đó, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong nông, lâm, thủy sản với các nhóm chủ yếu: Sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi…; sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản; vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi; thuốc thú y sinh học; kít sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản và kiểm soát dư lượng các chất cấm; thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực y dược với các nhóm chủ yếu: Các loại vắc-xin phòng bệnh cho người trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vắc-xin khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản phẩm giống dược liệu, hoạt chất từ dược liệu, sản xuất và bảo quản dược liệu; thuốc sinh học, thuốc kháng sinh, sản phẩm sinh học, sản phẩm kháng thể phục vụ điều trị bệnh ở người; kít phục vụ sàng lọc, chẩn đoán, giám định bệnh ở người; các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược.

Ngoài ra, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các nhóm chủ yếu: Các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt; thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo: (Tia sáng/Bộ KHCN)

Bài liên quan

Cử nhân Công nghệ sinh học

(Hiếu học) Hướng đi của Công nghệ sinh học Việt Nam trong tương lai: Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân Công nghệ sinh học & Công nghệ sinh học – Nông nghiệp trước tình hình khan hiếm lương thực trên toàn thế giới… 

Ngành Sinh học: nghiên cứu về sự sống

(Hiếu học) Sinh học là một môn khoa học về sự sống. Ngành Sinh học trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu sự sống, có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết những vấn đề liên quan đến sinh học. Ngành sinh học gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật... 

Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học... nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động - thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Cùng chuyên mục