(hieuhoc_hieuhoc.com) Có nhiều chuyên ngành được xây dựng từ ngành Văn hóa học như chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa, Văn hóa Truyền thông, Văn hóa đối ngoại hay Quan hệ công chúng… Mỗi chuyên ngành đều có những mục tiêu đào tạo cụ thể và chuyên sâu, ngày càng gắn bó với thực tế công việc.
Một số trường đại học mở ra ngành đào tạo Văn hóa học và ứng dụng các kiến thức văn hóa trong các hoạt động kinh tế – xã hội, như trường ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Văn hóa TPHCM… để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội. TS. Đặng Hoài Thu – trưởng khoa Văn hóa học, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết: “Khoa Văn hóa học đào tạo cử nhân Văn hóa học để xây dựng một lực lượng lao động mới có kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại về văn hóa, có khả năng nghiên cứu, tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa… Khoa Văn hóa học luôn mong muốn mang đến cho sinh viên những kiến thức mới nhất để có thể ứng dụng trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay”
Những vị trí cụ thể như chuyên viên nghiên cứu, khảo sát, phân tích, điều tra các giá trị văn hóa cá nhân và cộng đồng; chuyên gia thẩm định, đánh giá các chương trình tài trợ đầu tư phát triển văn hóa xã hội; chuyên viên lập dự án văn hóa, hoạch định các chính sách về văn hóa hay các giảng viên giảng dạy, nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và thế giới; Phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, cộng tác viên… và chuyên viên quan hệ công chúng được đào tạo bài bản về các kĩ năng làm chương trình nhưng kiến thức liên quan về văn hóa lại chưa đủ khiến cho các chương trình chưa thực sự hoàn thiện cả về nội dung lần hình thức.
* Quan hệ công chúng:
Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là việc thực hiện dòng chảy của thông tin giữa một tổ chức và công chúng của nó, tạo dựng mọi mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và nhiều nhóm công chúng khác nhau, trong đó có: nhà đầu tư, đối tác, đối thủ…
Người hoạt động ở lĩnh vực quan hệ công chúng, phải được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, được trang bị những kiến thức về văn hóa (học về lý luận và lịch sử, báo chí, văn hóa xã hội…), kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách thu thập thông tin, cách viết tin, viết bài và các thông cáo báo chí để quảng bá trong công chúng… vì vậy người làm PR phải được học tất cả các lĩnh vực liên quan đến báo chí. Phải thành thạo các kỹ thuật về truyền thông như: vi tính, chụp ảnh, quay phim, chỉnh sửa ảnh, biết sử dụng các phần mềm tạo dựng hình ảnh, âm thanh,… để dễ dàng truyền đạt thông tin mình muốn nói đến công chúng.
Cả nước hiện nay có ba trường được cấp phép đào tạo ngành PR (Quan hệ công chúng) là Học viện Báo chí và tuyên truyền, trường ĐH Hòa Bình và trường ĐH Văn Lang. – Khoa PR và quảng cáo của HV Báo chí và tuyên truyền thành lập năm 2006 nhưng khóa tuyển sinh nào cũng chiếm tỉ lệ hồ sơ lớn. Vì vậy mà điểm chuẩn đầu vào của ngành cao nhất nhì, so với các khoa lâu năm khác trong trường. Năm 2006, để vào được ngành PR, HV Báo chí và tuyên truyền thí sinh phải đạt 20,5 điểm trở lên, năm 2008 thì khối C là 21.5, khối D1 là 20, năm 2011, khối. – Còn khoa PR của trường ĐH Hòa Bình và ĐH Văn Lang cũng luôn tuyển vượt chỉ tiêu vì số lượng thí sinh xét tuyển quá lớn.
Tuy nhiên, xét về góc độ đào tạo thì các ngành về marketing, quan hệ truyền thông, xã hội học, tâm lí học, văn hóa học cũng gần với nghề Quan hệ công chúng, bởi nghề này yêu cầu bạn phải có được một số kỹ năng như: nắm bắt, cập nhật, thẩm định và phân tích thông tin hàng ngày qua các phương tiện truyền thông, tham gia các sự kiện và hoạt động cộng đồng, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo và quản lí những thông tin… và đối với một số công ty quảng cáo, truyền thông thì nhân viên Quan hệ công chúng đôi khi còn kiêm luôn một phần việc của media, copywriter, event…
Như vậy, có khá nhiều ngành học để khi ra trường bạn có thể làm nghề Quan hệ công chúng (trong đó có ngành Văn hóa học). Điều quan trọng nhất vẫn là hình thành được kỹ năng và tính cách đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh những kỹ năng như quản lí thời gian và công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát…, người làm nghề Quan hệ công chúng đòi hỏi các đức tính kiên trì và nhẫn nại, tính tình phóng khoáng, rộng rãi, vừa sôi nổi, hoạt bát nhưng cũng vừa thâm trầm, điềm tĩnh khi cần thiết. Và quan trọng hơn hết vẫn là niềm đam mê với nghề và tinh thần học hỏi, nỗ lực không ngừng để nâng cao hiểu biết của mình.
Chúc bạn thành công
Công Thành tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)
* Tư vấn: 29 khóa học Quan hệ cộng đồng – Chương trình đào tạo nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn trong việc xây dựng quan hệ công chúng (kỹ năng viết, lập và xây dựng kế hoạch PR – truyền thông hiệu quả). Chương trình sẽ giúp học viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản: PR là gì? phân biệt marketing, PR và quảng cáo; cách xây dựng chương trình PR hiệu quả; kỹ năng viết và soạn thảo văn bản; xây dựng thông điệp qua e-mail, thư mời, thư chúc mừng, thư nội bộ; soạn thông cáo báo chí, phát biểu lãnh đạo, bài PR đăng báo, bài trả lời phóng viên báo – đài truyền hình. Ngoài ra, chương trình sẽ giúp học viên kết nối, thiết lập quan hệ công chúng với các mối quan hệ cơ bản của doanh nghiệp: báo chí, truyền thông nội bộ, khách hàng, cơ quan nhà nước, đối tác; tổ chức sự kiện – họp báo; nghệ thuật cung cấp tài liệu cho báo chí hiệu quả.