Vận dụng thời gian hợp lý khi giải quyết vấn đề.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Khi cần phải giải quyết vấn đề, người có khả năng tư duy cao không làm việc một cách loa qua hoặc lãng phí thời gian, mà luôn tìm kiếm những phương án tốt nhất và không vội vàng đưa ra quyết định.

“Khi bạn hấp tấp lao tới điều kỳ diệu, có thể bạn sẽ nhận được điều kỳ diệu nhưng là điều kỳ diệu vô giá trị”. (Châm ngôn).

Trước tiên, dù bạn có vùi đầu vắt óc, tốn nhiều thời gian để suy nghĩ cũng không chắc rằng sẽ đưa ra được phương án giải quyết tốt nhất. Nếu trong đầu chỉ luôn nghĩ đến những thông tin cũ, nó sẽ ngăn cản việc nảy sinh những ý tưởng mới trong quá trình tìm ra phương cách giải quyết chính xác.

Điều đáng chú ý nữa là vận dụng thời gian hợp lý khi giải quyết vấn đề.

Người ta hay nói: “Đừng để nước đến chân mới nhảy.” Một giải pháp dù hay đến đâu, nhưng không đưa ra kịp thời để ứng cứu trong lúc khủng hoảng đều không giá trị. Nghĩa là, chúng ta phải khẩn trương xử lý tình huống. Nhưng phải tỉnh táo, không thể vội vàng đưa ra quyết định, bởi có thể nó sẽ dẫn đến một kết quả vô hiệu (người hành sự vội vàng sẽ bị cho là không đáng tin cậy). Vì thế, vận dụng thời gian một cách hợp lý để có phương án giải quyết hiệu quả không phải là ở “tốc độ”, mà là tận dụng thời gian như thế nào để suy nghĩ về các phương án có thể thực hiện.

Để giải quyết những vấn đề trước mắt, có ba câu hỏi giúp bạn tìm được đáp án từ trong vấn đề là:

1. Tại sao tôi phải xem sự việc này như là một vấn đề cần giải quyết?

2. Trong quá trình giải quyết vấn đề, tôi nên suy nghĩ đến điều kiện gì?

3. Tôi làm thế nào để thay đổi hiện trạng thành một trạng thái lý tưởng?

Và bạn cũng cần lưu tâm: Không thoái thác, tránh né vấn đề; tin tưởng rằng những vấn đề khó giải quyết luôn có những phương án để giải quyết; và việc áp dụng phương án hành động để cải thiện vẫn tốt hơn khi lưỡng lự, không dám áp dụng một phương án hành động nào cả.

Chúc bạn thành công

Ngọc Trâm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài 2: Phương pháp khảo sát và so sánh trong cách giải quyết vấn đề: Nếu bạn không giỏi trong việc tranh thủ thời gian để phân tích và giải quyết vấn đề, bạn có thể học hỏi theo phương pháp “khảo sát và so sánh” để nâng cao khả năng phân tích, giải quyết vấn đề.

Bài liên quan

Học cách phán đoán & Giải quyết vấn đề

(hieuhoc_hieuhoc.com) Học cách phán đoán & Giải quyết vấn đề, giúp bạn nhận diện được những vấn đề có thể còn tiềm ẩn trong khi thực hiện giải pháp và nó giúp bạn tập trung hơn vào kết quả cần phải đạt.

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Mong muốn kết quả học được tốt hơn, chúng ta thường quan tâm đến cách làm thế nào để học nhanh hơn, nhiều hơn với công sức ít nhất. Nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề thì không được lưu tâm đúng mức.

Kỹ năng phán đoán nhanh.

(Hiếu học). Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!).  

Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nên có quyết định thế nào khi cảm thấy lưỡng lự trước vấn đề? Bởi chúng ta thường quyết định không chút đắn đo khi có đầy đủ kiến thức, khả năng, trình độ xử lý công việc đối với các vấn đề quen thuộc... Nhưng cũng có khi ta cảm thấy lưỡng lự, phân vân không biết nên quyết định thế nào! 

Cùng chuyên mục