Ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phỏng vấn nhóm nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc. Họ quan sát các ứng viên ứng phó ra sao dưới áp lực phải tranh đua, và nhà tuyển dụng sẽ nhận xét từng cá nhân ứng viên.

Phỏng vấn cá nhân là chỉ có một người phỏng vấn một người. Đây là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, có công ty áp dụng kết hợp cả phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm. (Hình minh họa).

Sau đây là một số kinh nghiệm giúp bạn ứng phó khi tham dự phỏng vấn nhóm:

– Trong cuộc phỏng vấn nhóm, bạn có thể phải cạnh tranh với nhiều ứng viên cũng như phải ứng phó với nhiều người phỏng vấn. Vì thế, khi cuộc phỏng vấn bắt đầu hãy phán đoán để nhận định từng vị thế của nhóm người phỏng vấn. Từ đó, bạn có thể cảm nhận được ai là người có tiếng nói quyết định cho việc tuyển dụng, bạn sẽ lưu tâm các câu hỏi của người này nhiều hơn. Tuy nhiên, tránh tập trung lộ liễu vào một cá nhân nào đó riêng biệt.

– Cuộc phỏng vấn có thể được tổ chức dưới hình thức trò chuyện qua lại. Trong khi nói, dù mong muốn ý kiến của mình được mọi người quan tâm, bạn cũng không nên làm hỏng chuyện khi ngắt lời người khác. Dù có ý kiến độc đáo cần nêu ra, bạn cũng cần kiên nhẫn đợi người khác nói xong, bởi lấn lướt trong đối thoại sẽ cho thấy bạn thiếu tinh thần đồng đội và “bộp chộp”.

– Do dự phỏng vấn cùng lúc với nhiều người, nhiều khả năng có thể ứng viên khác trả lời trước một quan điểm mà bạn dự định trình bày. Trường hợp này, bạn hãy nghĩ thêm phần bổ sung cho quan điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ nhận xét bạn là người biết lắng nghe và tư duy tốt. Ngược lại, khi bạn đang cân nhắc câu trả lời, nếu bị ứng viên khác xen vào giữa chừng, cũng đừng vội vã nghĩ gì đáp nấy, đưa ra một câu trả lời sai còn tệ hơn là không trả lời gì cả.

Nhà tuyển dụng có thể chia nhóm thành nhiều tổ và phân công cho mỗi tổ một tình huống giả định để giải quyết. Qua đó, họ sẽ có thể thấy được người nào biết nhận trách nhiệm, biết ứng phó, biết phân công khéo léo, và những ứng viên khác phản ứng ra sao dưới sự chỉ đạo của người đó. Ngoài ra, họ cũng muốn xem các ứng viên đối phó thế nào, lý luận, thuyết phục ra sao. Vì thế, lòng nhiệt tình sẽ tạo ấn tượng tốt với người tuyển dụng và đừng bao giờ thiếu trung thực để đạt được kết quả. Lời nói dối của bạn sẽ dễ dàng bị phát hiện trong quá trình tuyển dụng, nó sẽ phá hoại triển vọng tìm được việc ở công ty này cũng như những công ty khác. Nghiêm trọng hơn, nó có thể ảnh hưởng xấu tới danh tiếng trong cả sự nghiệp của bạn.

Ngoài ra, những câu hỏi sâu sắc về công ty cũng sẽ giúp bạn nổi trội hơn những ứng viên thiếu chuẩn bị khác. Như thế chứng tỏ bạn thật sự lưu tâm đến công việc, có đầu tư, chuẩn bị tốt và là người biết làm việc. Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ công việc, ngành nghề của công ty trước khi tham dự phỏng vấn.

Với phương pháp phỏng vấn nhóm, nhà tuyển dụng sẽ có dịp quan sát dễ dàng và khách quan từng ứng viên đồng thời cũng là dịp để so sánh đối chiếu xem ai là người có khả năng ứng phó tốt nhất.

Tóm lại, chìa khóa để thành công khi tham dự một cuộc phỏng vấn dự tuyển theo nhóm là chấp nhận tranh tài với các ứng viên khác và ứng phó có chiến lược hẳn hoi để chứng tỏ mình là ứng viên hoàn hảo nhất.

Tuấn phong tổng hợp. (Careerbuilder)/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Tìm hiểu kiến thức ngành nghề liên quan trước khi ra trường.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Bạn hiểu biết như thế nào về yêu cầu của thị trường lao động đối với ngành nghề của bạn? Nhiều doanh nghiệp không chỉ đơn giản là đòi hỏi bằng cấp hay loại tốt nghiệp mà còn phỏng vấn thêm kiến thức ngành nghề liên quan. Chính vì thế, sinh viên ngoài việc học chuyên ngành của mình thì cũng nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi trước khi ra trường. 

Từ cơ hội thực tập đến việc làm.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Chủ động tự đi tìm việc làm là điều rất tốt. Nhưng liệu công việc tại thương hiệu mà mình thích đó có phù hợp với kỹ năng và kiến thức đã học của mình hay không? Vậy làm sao bạn tìm được? - Có thể đó là trực tiếp đến các công ty, xem tờ rơi, thông tin tuyển dụng trên các báo, website hoặc người quen giới thiệu... và đặc biệt là từ cơ hội đi thực tập.

Cẩm nang ứng xử khi là nhân viên mới.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các bạn trẻ khi nhận nhiệm vụ mới đều rất phấn khởi. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, một số trụ lại được và thành công, số khác phải rời bỏ để tìm công việc khác. Lý do chính của hầu hết những người phải rời bỏ là không thích nghi được với môi trường làm việc.

Trang bị kỹ năng xã hội.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Thực tế đã chứng minh, nhiều người có kỹ năng chuyên môn rất tốt nhưng không thể thăng tiến và chỉ giữ vai trò nhân viên bậc thấp, hoặc thường cứ phải thay đổi chổ làm việc vì các mâu thuẫn khó chịu với mọi người. Chính là do bởi thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết để tạo các cơ hội thể hiện khả năng chuyên môn của mình.  

Tiêu chuẩn chọn lựa của nhà tuyển dụng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nên chọn bạn để phục vụ cho công ty của họ hay không đều dựa vào các yếu tố: Bằng cấp, kiến thức-kinh nghiệm và thái độ làm việc. Trong 3 yếu tố đó, thái độ là điều kiện quyết định để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên.

Cùng chuyên mục