Tỷ lệ nữ trong lĩnh vực kỹ thuật ngày càng cao

(Hiếu học) Những năm gần đây, nguồn nữ kỹ sư, nữ kỹ thuật viên trong lĩnh vực kỹ thuật chưa nhiều nhưng đã bắt đầu có sự gia tăng. Các doanh nghiệp rất cần những kỹ sư giỏi, không phân biệt nam hay nữ, nhất là lĩnh vực có tính chuyên môn cao. Cơ hội công việc tùy vào sự năng động của mỗi sinh viên nên nhu cầu lao động hiện nay cũng có xu hướng tiếp nhận nhiều lao động nữ trong lĩnh vực kỹ thuật.

Nhiều ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật có số lượng nữ theo học rất ít nhưng cơ hội việc làm dành cho nữ thì lại rất rộng.

Ngành cơ khí ôtô: có nhu cầu tuyển nữ ở các khâu dây chuyền sản xuất, thiết kế.

Theo chuyên gia đầu ngành về ôtô, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, ngành cơ khí ôtô rất dễ tìm việc làm, sinh viên tốt nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng. Hằng năm, thí sinh chọn thi không nhiều, dẫn đến điểm trúng tuyển ở các trường ĐH Bách khoa, Giao thông vận tải, Sư phạm kỹ thuật , Công nghiệp, Nông Lâm TPHCM… chỉ 13 đến 16 điểm. Ông Dũng cho hay: “Xu hướng phát triển của ngành ôtô rất lớn, hiện Việt Nam có 13 liên doanh lắp ráp và sản xuất ôtô. Nhu cầu việc làm ngành này hiện tương đối lớn do các TP lớn đã mở ra nhiều đại lý, garage sản xuất máy móc, sửa chữa ôtô… nên kỹ sư tuyển vào có thể làm ở bộ phận quản lý kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, phụ trách phụ tùng, quản lý bán hàng… Ở lĩnh vực điện tử, sản xuất xe hơi…, doanh nghiệp thường có nhu cầu tuyển nữ ở các khâu dây chuyền sản xuất. Các bạn trẻ nên tham khảo thông báo tuyển dụng ở trung tâm giới thiệu việc làm để hiểu rõ hơn yêu cầu ở từng ngành nghề cụ thể.

Ngành thiết kế ô tô:Sau chín năm thành lập, công ty Nissan Techno Việt Nam (NTV) chuyên thiết kế bằng phần mềm các linh kiện, chi tiết nhiều dòng ôtô hiện có hơn 1.150 nhân viên, trong đó không dưới 90% là các kỹ sư người Việt với 40% kỹ sư thiết kế là nữ, mang lại doanh thu năm 2009 hơn 23 triệu USD.

Theo giám đốc kỹ thuật Yuji Matsuo cho biết, các lĩnh vực thiết kế vỏ xe, thân xe, động cơ xe và hệ thống truyền động, phân tích kỹ thuật do người Việt thực hiện những năm qua đã gặt hái được rất nhiều thành công. Thậm chí có những công đoạn người Việt đã cải tiến, rút ngắn thời gian thực hiện mà trong nhiều năm qua các kỹ sư Nhật không nghĩ ra hoặc không dám cải tiến.

Nhiều ngành kỹ thuật không phân biệt nam hay nữ:

Theo ông Nguyễn Văn Sang, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên TPHCM,

ở nhiều ngành nghề đòi hỏi về sức khỏe, thời gian…, các doanh nghiệp vẫn ưu tiên tuyển nam. Tuy nhiên, có một số ngành nghề, doanh nghiệp không phân biệt nam hay nữ như: kiến trúc sư, thiết kế, kỹ sư điện lạnh, nhân viên công nghệ thông tin, nhân viên làm việc ở trạm bảo hành, chỉ huy công trình…

Điều đáng nói là nhiều ngành có tên rất “nam tính”, số lượng nữ theo học rất ít nhưng cơ hội việc làm dành cho nữ thì lại rất rộng.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết những ngành như xây dựng, kiến trúc… đều có nhu cầu nữ tương đương với nam giới. Tuy tên gọi những ngành này nghe có vẻ nặng nhọc nhưng thực tế công việc lại không đến nỗi như vậy. Ngành kỹ thuật địa chất, dầu khí vẫn có nữ làm sếp khi ra trường. Cơ hội công việc là không hạn chế cho cả nam lẫn nữ mà tùy vào sự năng động của mỗi sinh viên.

Lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng cho biết ngoài các ngành có sự cân bằng tỉ lệ sinh viên nữ và nam như công nghệ may, quản lý công nghiệp, kỹ thuật nữ công, thiết kế thời trang, nhóm ngành kinh tế… còn các ngành còn lại rất hiếm sinh viên nữ, thậm chí có ngành chỉ 1 – 2 người. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho rằng, phần lớn do tâm lý và sở thích nên nữ giới ít đăng ký vào những ngành kỹ thuật. Công việc hiện nay ở những ngành này thực ra không nặng nhọc như nhiều người vẫn quan niệm, vì rất nhiều khâu đã được tự động hóa. Ngay cả doanh nghiệp khi tuyển dụng cũng không còn phân biệt nam hay nữ nặng nề như trước. Cũng vì tâm lý nên sinh viên nữ ở các ngành kỹ thuật lâu nay ra trường thường chọn con đường đi dạy hơn là làm kỹ sư.

Ngành hàng hải – tàu biển: Đối với nữ, học ngành điều khiển tàu biển ra trường phải làm việc trên tàu nên xa nhà và khá vất vả. Nhưng ngành này có cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao. Các công việc trên tàu gồm: điều khiển tàu biển, quản lý và vận hành hệ thống máy móc, hệ thống điện, điện tử trên tàu, bảo quản hàng hóa chuyên chở trên tàu. Sau một thời gian đi biển có thể dễ dàng tìm được việc làm trên bờ tại các cảng biển, công ty bảo hiểm, công ty giám định hàng hải và các doanh nghiệp dịch vụ liên quan khác… Tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nhiều năm nay hai ngành điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu thủy chỉ tuyển nam, không tuyển nữ. Tuy nhiên từ kỳ thi tuyển sinh 2011, theo nhu cầu hai ngành này sẽ tuyển nữ như những ngành kỹ thuật khác với tổng chỉ tiêu đại học là 340. Ở bậc cao đẳng, hai ngành này cũng tuyển nữ.

Tại Trường ĐH Nha Trang những năm gần đây, các ngành chế tạo máy, an toàn hàng hải mới bắt đầu xuất hiện nữ còn những ngành như cơ điện tử, kỹ thuật tàu thủy thì vẫn chưa có sinh viên nữ nào.

Nguyện vọng 1B (NV1B): Nếu thí sinh không đậu NV1 nhưng nếu điểm vẫn còn cao thì trường sẽ xét vào những ngành học khác trong trường phù hợp với điểm số của thí sinh. Hiện nay có ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế – Luật đã áp dụng việc xét tuyển NV1B đối với thí sinh dự thi vào trường. Các trường cũng lưu ý thí sinh: NV1B chỉ xét tuyển thí sinh đã dự thi vào trường và chỉ xét khi các ngành khác chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Và nếu đăng ký NV1B nhưng không đủ điểm để xét tuyển, thí sinh vẫn được trường cấp giấy chứng nhận kết quả tuyển sinh để xét tuyển NV2, NV3.

Tỷ lệ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao có xu hướng tăng

MasterCard WorldWide vừa lần đầu tiên công bố chỉ số “Am hiểu Tài chính” của phụ nữ tại khu vực Châu Á/Thái Bình Dương. Đáng chú ý, phụ nữ Việt Nam xếp thứ 4 trong số các nước tại khu vực này.

TTXVN cũng cho biết, Công ty kiểm toán và tư vấn Grant Thornton Việt Nam ngày 8.3 công bố nghiên cứu cho thấy, tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ nắm giữ chức vụ giám đốc điều hành là 16%, bộ phận nhân sự chiếm 10%.

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Hà, giám đốc khối kiểm toán Grant Thornton Việt Nam cho rằng, trên thực tế tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tại các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, phụ nữ ngày càng nắm giữ những chức vụ cao cấp trong ban điều hành hoặc ban giám đốc điển hình như: Vinamilk, Saigon Co.op, Cơ điện lạnh REE…

Theo Grant Thornton quốc tế, trên toàn cầu hiện có 20% trong số các vị trị quản lý cấp cao là thuộc về phụ nữ, tụt giảm so với năm 2009 là 24% và tăng nhẹ 1% so với năm 2004. Thái Lan chiếm tỷ lệ cao nhất về việc phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao (với 45%), tiếp theo là Georgia (40%), Nga (36%), Hồng Kông và Philippines cùng ở mức 35%. Các nước chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 10%) là: Ấn Độ, các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất và Nhật Bản. Khu vực châu Á tiếp tục giữ vị trí cao nhất từ năm 2009 đến nay về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ những chức vụ quản lý cao cấp (tới 35%). Tại Việt Nam, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống mức 23% vào năm 2011 so với năm 2009 là 38%.

Công nghệ tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Người Việt thiết kế ôtô Nhật

Sau chín năm thành lập, công ty Nissan Techno Việt Nam (NTV) chuyên thiết kế bằng phần mềm các linh kiện, chi tiết nhiều dòng ôtô hiện có hơn 1.150 nhân viên, trong đó không dưới 90% là các kỹ sư người Việt (40% kỹ sư thiết kế là nữ), mang lại doanh thu năm 2009 hơn 23 triệu USD 

Khối ngành Công nghệ kỹ thuật

(Hiếu học) Khối ngành kỹ thuật - công nghệ là ưu tiên lựa chọn của thí sinh, chỉ xếp sau khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong ba năm gần đây nhất, khối ngành này cũng có một số lượng hồ sơ đăng ký dự thi đáng kể. 

Ưu tiên đầu tư cho Khoa học và Công nghệ tạo bước đột phá

Tại buổi làm việc triển khai kế hoạch Khoa học và Công nghệ (KH – CN) năm 2011 với Bộ KHCN cùng các bộ ngành liên quan do Bộ KH - CN tổ chức ngày 17/2 tại Hà Nội: Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư kinh phí trong thời gian tới để tạo bước phát triển mới trong khoa học công nghệ, tuy nhiên trước mắt năm 2011, Bộ Khoa học và Công nghệ cần chỉ ra từng đầu việc cụ thể để có chỉ tiêu rõ ràng hướng tới.     

Nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ Vật Liệu

(Hiếu học) Nhóm ngành Vật Liệu phù hợp với những người yêu thích lĩnh vực vật liệu, có khả năng quan sát, khám phá, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề. Về đào tạo, hiện có hai hướng đào tạo chính gồm kỹ thuật vật liệu và công nghệ vật liệu. 

Cùng chuyên mục