Tuyển sinh 2011: Ngành Thủy Lợi

(Hiếu học) Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn mơ hồ về ngành thủy lợi. Thực tế nhu cầu kỹ sư ngành thủy lợi rất lớn đặc biệt là kỹ sư cấp thoát nước, kỹ sư kỹ thuật công trình thủy, kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật cơ khí thủy lợi…

Ngành thủy lợi có nhiều chuyên ngành như: thủy văn tài nguyên nước, kỹ thuật thủy điện và năng lượng tái tạo, cấp thoát nước, kỹ thuật bờ biển, kỹ thuật cơ khí thủy lợi, kỹ thuật tài nguyên nước…

Ngành Kỹ thuật công trình thủy đào tạo chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác… các công trình thủy. Ngành kỹ thuật bờ biển (đào tạo kỹ sư chuyên sâu về các công trình dọc bờ biển, đảo, quần đảo…) cũng đang khát nhân lực…

Nơi làm việc của ngành thủy lợi rất rộng: các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Cục Thủy lợi, Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão… Tuy nhiên, phần đông SV ngành này khi ra trường làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn xây dựng, các công ty tư vấn, xây dựng thủy lợi, công trình xây dựng nhà máy thủy điện, công ty khai thác và quản lý công trình thủy lợi…, với thu nhập hằng tháng khá cao.

Số trường đào tạo ngành thủy lợi không nhiều. Lâu năm và chuyên sâu nhất là trường ĐH Thủy lợi (cơ sở phía Bắc và phía Nam). Ngoài ra còn có một số trường khác cũng đào tạo một vài chuyên ngành thủy lợi như: ĐH Bách khoa TP HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng… Tuy nhiên, ngành thủy lợi nhiều năm qua rất khó tuyển sinh. Điểm chuẩn hàng năm vào ngành này ở ĐH Thủy lợi- cơ sở phía Bắc thường ở mức 17 – 18 điểm, ở cơ sở phía Nam thường thấp hơn 3 điểm.

Điểm chuẩn năm 2010 vào các chuyên ngành thuộc ngành thủy lợi ở các trường như sau:

ĐH Thủy lợi: kỹ thuật công trình thủy: 18 điểm, công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình thủy: 16,5 điểm, các ngành khác: 15 điểm. Ở cơ sở phía Nam: 13 điểm.

ĐH Xây Dựng: Cấp thoát nước: 19 điểm. ĐH Thành Tây: Xây dựng công trình thủy, khối A: 13 điểm, khối V: 12 điểm. ĐH Bách khoa Đà Nẵng: xây dựng công trình thủy: 16 điểm.

ĐH Bách khoa TP HCM: xây dựng công trình thủy – cấp thoát nước: 20 điểm. ĐH Giao thông vận tải TP HCM: xây dựng công trình thủy: 13,5 điểm.

ĐH Tôn Đức Thắng: cấp thoát nước – môi trường nước, khối A: 13 điểm, khối B: 14 điểm.

ĐH Cần Thơ: xây dựng công trình thủy: 13 điểm…

Thạc sĩ Trần Khắc Thạc, phụ trách tuyển sinh ĐH Thủy Lợi cho biết năm 2011 trường ĐH Thủy Lợi dự kiến giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh như năm 2010. Theo đó năm 2011, ĐH Thủy Lợi dự kiến tuyển 2.915 chỉ tiêu trong đó dành 2.615 chỉ tiêu ĐH chính quy và 300 chỉ tiêu Cao đẳng.

Năm 2011, chương trình tiên tiến của trường ĐH Thủy Lợi tuyển 100 sinh viên cho các ngành: kỹ thuật tài nguyên nước: 50 chỉ tiêu; kỹ thuật xây dựng chuyên ngành xây dựng công trình thủy: 50 chỉ tiêu.

Chương trình đào tạo tiên tiến ngành Kỹ thuật tài nguyên nước hợp tác với Đại học Colorado (Colorado State University) của Mỹ. Lớp học hoàn toàn bằng tiếng Anh do giảng viên của ĐH Colorado và Trường ĐH Thủy lợi phối hợp giảng dạy.

Chương trình đào tạo tiên tiến ngành Kỹ thuật xây dựng hợp tác với ĐH Arkansas (Mỹ).Lớp học hoàn toàn bằng tiếng Anh do giảng viên của ĐH Arkansas (Mỹ), và Trường ĐH Thủy lợi phối hợp giảng dạy.

Thủy Tiên tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Ngành xây dựng dân dụng và công nghiêp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nghề xây dựng thường chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Thí sinh yêu thích ngành xây dựng có thể chọn các ngành học thuộc nhóm ngành kỹ thuật công trình xây dựng và công nghệ kỹ thuật xây dựng... Ngành này còn thích hợp với những người chấp nhận đi làm ở công trình xa, làm việc có phương pháp, thực tế...

Nghề khảo sát Địa chất - Địa hình.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công việc khảo sát trắc địa thay đổi theo nhiệm vụ, thông thường bao gồm: Lập bản đồ thể hiện các yếu tố địa chất (khảo sát địa chất) và lập bản đồ địa hình, địa vật, các chi tiết trên mặt đất (khảo sát địa hình). Gọi chung là Khảo sát trắc địa.

Cùng chuyên mục