(Hiếu học) Ngành tài chính ngân hàng với nhu cầu khát nhân lực và nhu cầu tìm học ngày càng trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng (TC-NH)càng cao. Tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, số liệu thống kê cho thấy, khoảng 40% sinh viên nhóm ngành TC-NH tìm được việc làm sau 8 tháng ra trường, một số ngành đạt 78-80% như ngành TC-NH. Tại Học viện Ngân hàng, theo thống kê của nhà trường 90% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm sau 6 tháng.
Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng
Mục tiêu tổng quát của chương trình cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng là nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, có năng lực đảm nhiệm các công việc chuyên môn trong các doanh nghiệp, các ngân hàng, tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế.
Ngành tài chính-ngân hàng đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính công và tài chính doanh nghiệp; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng, gồm nhiều chuyên ngành: Chuyên ngành quan trọng là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính – Ngân hàng ở các trường ĐH trên thế giới đều có chuyên ngành này và ở nhiều nước thì ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì thay vào đó là chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp và chuyên ngành Ngân hàng. Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính… Tóm lại, ngành học này liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ chính vì vậy nó có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp mà tuy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường.
Ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn. Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng.
Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ có thế mạnh trong công tác phân tích, đánh giá và dự báo tài chính đồng thời cũng có thể đảm nhận các công việc liên quan đến nghiệp vụ thực tế. Sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò là cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu, hoặc trực tiếp tác nghiệp tại các doanh nghiệp, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…
Ngoài ra, nền tảng kiến thức cơ bản, có hệ thống và phương pháp nghiên cứu được trang bị là cơ sở quan trọng để cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu ở những cấp học cao hơn ở trong và ngoài nước hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế công tác để thăng tiến.
Điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng 2010
Ngành Tài chính- ngân hàng mấy năm trở lại đây có số lượng thí sinh khá giỏi dự tuyển rất nhiều, do vậy điểm chuẩn vào ngành này nhiều năm qua luôn cao. Một số trường uy tín như Ngoại thương, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, ĐH Kinh tế- ĐHQGHN điểm chuẩn dao động từ 21 -26 điểm. Các trường thấp hơn một chút như Thương mại, DHDL Phương Đông,… điểm chuẩn cũng trên dưới 20 điểm. Cụ thể:
Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế quốc dân điểm sàn chuẩn năm 2010 vào trường khối A là 21, khối D1 là 20. Riêng ngành TC-NH điểm chuẩn khối A: 24,5, khối D1: 23,5. Trong đó, chuyên ngành Ngân hàng, khối A: 25,5; khối D1: 23,5.
ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) khối A và khối D1 cùng 21 điểm. Học viện Tài chính: Khối A: 21 điểm, D1: 28 điểm. ĐH Ngọai thương: Khối A: 24 điểm, khối D: 22 điểm. ĐH Thương Mại: 20 điểm
Học viện Tài chính có điểm chuẩn 21. Còn của tại Trường ĐH Ngoại thương năm 2010, ngành TC-NH khối A: 24; Khối D: 22.
Đối với Học viện Ngân hàng điểm chuẩn ngành TC-NH: 22 điểm; khoa Ngân hàng là 23,5, các thí sinh còn lại có mức điểm từ 22,0 đến 23,0, sẽ học tại khoa Tài chính.
Trường ĐH Thương mại là 20 điểm; Trường ĐH Tài chính- Marketing ngành Tài chính – Ngân hàng khối A là 16,5, khối D1 là 17,5. Viện ĐH Mở Hà Nội, ngành TC-NH điểm chuẩn khối A: 15,5, khối D: 16. TrườngĐH Ngân hàng TPHCM là 20; Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng là 19,5; Trường ĐH Kinh tế – Luật – ĐH QG TPHCM điểm chuẩn ngành này khối A, D1 cũng là 21
Với nhiều trường cao đẳng, điểm chuẩn ngành TC-NHcũng luôn cao nhất trường như điểm chuẩn năm 2010, Trường CĐ Tài chính – Hải quan là 19; Trường CĐ Tài chính kế toán NV2 là 13; Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương là 10,5 điểm…
Lãnh đạo của nhiều trường đại học “tốp trên” cho biết, điểm chuẩn vào trường vài năm trở lại đây luôn giữ ổn định, chỉ dao động từ 1- 1,5 điểm. Ví dụ: Học viện Ngân hàng điểm chuẩn ngành TC-NH năm 2009 là 22, năm 2010: 21 điểm; Trường ĐH Ngân hàng TPHCM điểm chuẩn năm 2009 là 20 điểm, năm 2010 vẫn là 20 điểm…
Vì vậy, nếu muốn đăng ký dự thi vào ngành Tài chính – Ngân hàng,thí sinh cũng nên cân nhắc kỹ vào năng lực của mình để dự thi, tránh trường hợp điểm cao vẫn trượt NV1 như nhiều thí sinh đã vấp phải.
Ngân Hàng tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)
* Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM : Năm 2011, trường dự kiến tuyển 2.840 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu bậc ĐH và 540 chỉ tiêu bậc CĐ. (Xem chi tiết).