Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học – phần 4

Các phần trước:
Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 1
Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 2
Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 3

4. Chuẩn bị tư duy để học

4.1. Xác định mục tiêu và mục đích

(hieuhoc_hieuhoc.com)Xác định một hoặc một chuỗi mục đích cho từng buổi học là cần thiết cho thành công và sự chuẩn bị tư duy. Những mục tiêu học tập thích hợp nhất luôn phải:
thực tế đối với thành gian cho phép (ví dụ, bạn có thể hoàn thành một việc gì đó trong 1h);
cụ thể rõ ràng (ví dụ, đọc 11 trang chứ KHÔNG phải là “vài trang” về tâm lý học, hoặc giải 18 bài toán chứ KHÔNG phải là “vài” bài toán);
khả thi (tức là bạn có thể nói ra khi bạn đã hoàn thành);
có ý nghĩa và đáng khen thưởng ( ví dụ, học xong 1 chương lịch sử sẽ được thưởng đi xem phim);
phù hợp với những ưu tiên của bạn (ví dụ, hoàn thành Chương 5 môn Sinh học vì ngày hôm sau có bài kiểm tra sẽ thích hợp hơn là làm bài tập môn tiếng Anh mà bạn nộp đến tận tuần sau).

Biết trước thời gian chính xác là điều bạn mong muốn đạt được mỗi khi ngồi học. Nó sẽ đem lại nhiều ích lợi cho năng suất làm việc và sức mạnh tư duy của bạn:

– Nó giúp khắc phục sự trì hoãn nhờ xóa bỏ thời gian lãng phí vào việc quyết định công việc cần làm;
– Giúp bạn theo đuổi đến cùng công việc đang làm, có mục đích rõ ràng khiến bạn khó có thể từ bỏ nó trước khi đạt được nó;
– Tạo ra cảm giác công việc đó sẽ tiến triển và thành công khi bạn đặt ra và hoàn thành 1 mục tiêu cụ thể. Thành công mày có thể dễ dàng đến với bạn và bạn sẽ thích được nhìn thấy các công việc được gạch bỏ dần trong danh sách việc cần làm;
– Giúp phá vỡ những việc lớn, gây nản chí thành các nhóm công việc nhỏ dễ quản lý.

Đừng bao giờ ngồi hcir để “học chút ít”. Đó là thói quen xấu có thể nhanh chóng khiến bạn không học được gì vì khối lượng tổng thể công việc dường như đang áp đảo và bạn cảm thấy không thể kiểm soát nổi.

4.2. Lập kế hoạc cho nhiều hoạt động

Hãy nhớ là bạn luôn muôn sử dụng bộ não nhiều đến mức có thể. Khi bạn thực sự có một phương thức học tập ưa thích hoặc ưu việt, bạn phải vượt ra khỏi phương thức đó để trở thành người học tập ở cấp thiên tài như mong ước.
Một trong những mục đích của việc chuẩn bị là lên kế hoạch cho các hoạt động học tập có mục đích để gắn kết và truyền cảm hứng cho càng nhiều trí thông minh khác nhau càng tốt. Vì vậy, sẽ có nhiều gợi ý khác nhau về việc lên kế hoạch đọc, nghe, ôn tập, hát, đi dạo, ghi chép, vẽ các sơ đồ học v.v… xuyên suốt các chương trình trong sách này. Trong lúc làm quen với việc thực hiện các hoạt động khác lạ so với những hoạt động theo phương thức học tập dễ chịu của bạn, bạn sẽ chủ động lên kế hoạch cho những hoạt động đó để tránh trở lại những thói quen cũ trước đây.

4.3. Chuẩn bị trạng thái tư duy và thân thể

Căng thẳng và lo sợ là 2 thành phần ức chế đáng lưu ý đối với việc nghiên cứu và học tập hiệu quả. Các chương trước đã đề cập đến việc khi bạn trả qua cảm giác sợ hãi trước những đe dọa tới sự an nguy của bản thân, não bò sát chi phối tâm lý và các phản ứng tâm lý của bạn. Bất cứ căng thẳng tiêu cực nào cũng đều kích hoạt phản ứng này và có khuynh hướng chặn đứng sự tiếp cận với các chức năng não cấp cao.

Áp lực là chuyện thông thường, nhưng nếu giảm áp lực đi thì chúng ta có thể nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi. Bản chất của áp lực đến từ xã hội, gia đình và chính chúng ta, đồng nghĩa với việc chúng ta luôn căng thẳng và gây áp lực quá mức lên các hệ thống thần kinh, cảm xúc, tâm lý và cơ thể của bản thân. Ngày nay, các chuyên gia y học nhận thấy sự căng thẳng triền miên để lại hậu quả là mất cân bằng hoocmôn, suy giảm hệ thống miễn dịch và các bệnh liên quan như bệnh tim.

Nghiên cứu mới đây nhất chỉ ra rằng có 1 mối liên hệ trực tiếp giữa sự căng thẳng với ự suy yếu về khả năng giải quyết vấn đề. Tại trường ĐH Ohio, Tiến sĩ David Beverdorf đã tiến hành các thí nghiệm và chỉ ra rằng ngay cả những hành động vô hại như xem một bộ phim gay hồi hộp hoặc bạo lực trước khi học có thể chặn đứng sự tiếp cận với khả năng học tập và giải quyết vấn đề.

(còn tiếp)

(hieuhoc_hieuhoc.com trích từ sách: Học khôn ngoan mà không gian nan, tác giả: Kevil Paul, Nxb. Lao động Xã hội)

Bài liên quan

Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 1

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bước đầu tiên, để nhận biết tài năng tiềm ẩm của bạn và trở thành người học tập tốt hơn là nhận thức được vai trò quan trọng của sự chuẩn bị. Tôi không định đề cập tới các chi tiết thực tế của việc chuẩn bị tài liệu cho một bài kiểm tra, tôi muốn nói đến sự chuẩn bị chung bạn cần có trước khi mở sách để học hay vào  giảng đường.

Khởi động nhanh trong 10 ngày để tăng cường và giữ vững khả năng học tập (phần 2)

(hieuhoc_hieuhoc.com)Nếu bạn bỏ lỡ một ngày hoặc làm nhiều việc tầm thường, bạn cũng đừng dừng lại. Bạn đừng quay lại điểm khởi đầu. Hãy tha thứ cho bản thân, bắt đầu với ngày hôm nay và hãy đi tiếp. Một trong những điểm cốt lõi của các chu trình 10 ngày là tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Hãy tìm hiểu thế mạnh của mình, việc bạn thích làm và biến nó thành nền tảng của bạn. Từ nền tảng đó, bạn sẽ xây nên nhiều kỹ năng hơn từ những việc không mang lại hiệu quả trong chu trình 10 ngày đầu tiên.

Khởi động nhanh trong 10 ngày để tăng cường và giữ vững khả năng học tập

(hieuhoc_hieuhoc.com): Mục đích của cuốn sách này không phải cung cấp một vài chiến lược hữu dụng nhằm vượt qua kỳ thi sắp tới, để rồi bạn lại sa vào những thói quen cũ. Mục đích thật sự của nó là dẫn dắt bạn vào con đường tạo ra sự thay đổi ý nghĩa và đáng kể trong chất lượng nghiên cứu và học tập của bạn.

Cùng chuyên mục