Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới, hay chỉ đơn giản là Tết).
Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết người ta thường sơn, quét vôi nhà cửa lại và cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết, kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết…
Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.
1. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.
Mâm ngũ quả của người miền Bắc gồm: chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, quýt, lê-ki-ma, hồng xiêm, hồng đỏ. Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc.
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý “cầu sung vừa đủ xài”. – Những người trẻ hiện nay đùa rằng: “Thay trái sung bằng trái chôm chôm”; ý nói “cầu chôm (chỉa) vừa đủ xài!”.
Bạn có ý tưởng thay thế một loại quả nào khác trong ngũ quả mà vẫn mang ý nghĩa ngày tết?
2. “Thân cành có nhiều gai
Hương thơm tỏa sớm mai
Trắng, hồng, nhung nhiều loại
Gọi tên là hoa chi?
3. Hoa gì đỏ rực
Tết đến nở hồng
Người người ngắm trông
Mua về chơi tết?
4. Cây gì hoa trắng đầy cành
Khi nào kết quả là xuân đến rồi?
(Quả tròn mọng nước – chưng vào ngày tết, ai chê đâu mà!)
5. Việc sử dụng hình tượng “một em bé” để biểu thị cho sự khởi đầu năm mới là truyền thống của nước nào? (La Mã – Hy lạp – Hàn Quốc – Trung Quốc)?
Hình vui: Tham ăn tục uống… thì chết!
(Sưu tầm)