Triết lý làm quan

Bên Tàu có hai quân sư nổi tiếng, ai đọc huyền sử Trung Quốc đều biết đó là Tôn Vũ và Khổng Minh. Hai quân sư có cách hành xử khác biệt.

Truyện Tam Quốc mô tả việc Lưu Bị phải ba lần đến mời, Khổng Minh mới chấp nhận về làm quân sư. Qua câu chuyện này, nhiều người ca ngợi Lưu Bị là người biết tôn sư trọng đạo, chiêu mộ nhân tài. Và câu chuyện cũng góp phần tô điểm cho tài danh của Khổng Minh, hẳn là người tài năng lỗi lạc mới được chiếu cố đặc biệt như thế. (minh họa: Khều)

Ngoài ra, theo dõi những chiến công của Lưu Bị sau khi có Khổng Minh về giúp thì rõ ràng việc cầu hiền tài của Lưu Bị không phí chút nào. Khổng Minh đã phục vụ Lưu Bị cho đến lúc tàn hơi.

Còn Tôn Vũ, sống vào thời Xuân Thu chiến quốc lại có ứng xử hoàn toàn khác Khổng Minh. Ông nhận lời về giúp cho nhà Ngô ngay sau khi Ngũ Viên thay vua Ngô đến mời. Về kinh thành không bao lâu Tôn Vũ đã ra lệnh chém hai ái vương của vua Ngô vì họ không chấp hành quân lệnh. Chinh phục nước Sở mang về cho nhà Ngô xong lại xin từ quan về quê ẩn dật. Vàng bạc vua Ngô tặng, ông đem phát hết cho dân nghèo rồi biệt tích trên chốn giang hồ.

Tôn Vũ ra đi để lại 10 sách lược quân sự (xem bảng bên dưới) mà ngày nay áp dụng vẫn rất phù hợp trong kinh doanh để đối phó với chuyện cạnh tranh trên thương trường.

Vì sao Tôn Vũ lại nhanh chóng nhận lời làm tướng cho vua Ngô? Nếu quan sát cách hành xử của ông sau khi thắng quân Sở ta có thể đoán, tham gia quan trường là cơ hội để Tôn Vũ áp dụng lý thuyết quân sự của mình. Khi đã ứng dụng thành công, ông không có lý do gì để nấn ná ở chốn quan trường hưởng lộc. Vì thế, ông đã ra đi.

10 nguyên tắc của Tôn Vũ ứng dụng trong kinh doanh

1. Thủ lợi: Lấy lợi để thúc đẩy nhân viên làm việc. Lấy lợi để chinh phục đối thủ cạnh tranh.

2. Kế hoạch: Phải có kế hoạch chu đáo, bí mật cả trong ngắn hạn và dài hạn.

3. Tiên liệu: Phải thu thập và phân tích thông tin để dự đoán chiêu thức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh và có kế hoạch đối phó.

4. Thần tốc: Khi đã tính toán kỹ lưỡng, cần đánh nhanh rút gọn.

5. Tự tin: Giữ vững tinh thần đoàn kết, tự tin và quyết thắng. Không thắng thì hòa chứ không được thua ngược.

6. Bảo mật: Tìm cách không cho đối thủ cạnh tranh biết được năng lực của mình.

7. Chủ động: Nắm thế chủ động, buộc đối thủ cạnh tranh phải chống đỡ theo ý đồ của ta.

8. Bảo toàn: Tránh để mất nhân viên trong mọi tình huống.

9. Tự nhiên: Biết vận dụng các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa một cách hợp lý.

10. Linh hoạt: Biết biến hóa, lúc công, lúc thủ để đối thủ cạnh tranh không biết được thực lực của mình.

Lược theo:Triết lý làm quan Võ Đắc Khôi/TBKTSG)

Bài liên quan

Trắc nghiệm kỹ năng Quản lý.

(Hiếu học). Bài trắc nghiệm bao gồm các kỹ năng thiết yếu cho công việc quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp như: Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề,  kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng quản lý thời gian…

8 kiểu quản lý cơ bản.

(Hiếu học). Do tính cách và phương pháp làm việc của mỗi người khác nhau nên sẽ sinh ra nhiều kiểu quản lý khác nhau. Làm thế nào để biết mình thuộc típ lãnh đạo nào? Bạn có đánh giá đúng về khả năng lãnh đạo và quản lý của mình chưa? Những lời nhận xét về quản lý của mỗi người là khác nhau, làm sao có thể lý giải đúng những lời nhận xét đó? Hãy tìm hiểu 8 kiểu quản lý phổ biến sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề.

Trắc nghiệm: Chiến thuật quản lý nhân sự.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các nhà quản lý có thể áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tạo ra ảnh hưởng lên những người khác. Để giúp bạn phát hiện mình thường áp dụng chiến thuật nào? Và để sử dụng hiệu quả những chiến thuật đó, bạn cần phải hiểu được bản chất của mỗi loại chiến thuật và phản ứng của người khác đối với chúng ra sao.

Làm thế nào trở thành tỷ phú?

(Hiếu học) Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú? Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và rút ra ba đặc tính chung của những người kiếm nhiều tiền nhất thế giới, những tỷ phú do tạp chí Forbes bầu chọn …

Tính cách nào là quyết định?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Những tính cách nào là quyết định để thành công? Để thành công, đó không chỉ là những kỹ năng học được từ trường lớp, mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn.

Cùng chuyên mục