Trải nghiệm cái chết để đánh giá cuộc sống


(hieuhoc_hieuhoc.com) Hàn Quốc có một “danh hiệu” mà không nước nào muốn ganh đua: nơi có tỉ lệ tự tử cao nhất trong số các nước phát triển. Người ta sinh ra “Học viện quan tài”, các khóa học cho phép con người trải nghiệm lúc cận kề cái chết, họ sẽ hiểu hơn về giá trị cuộc sống.

– Khi cái chết đến với bạn, bạn đã nằm trong quan tài, cảm giác lúc đó ra sao? Bạn nghĩ gì về cuộc sống, về những người thân và những gì mình còn có trên đời? Bạn sẽ nằm trong quan tài, giữa một tang lễ được tổ chức như thật để cảm nhận về điều đó. Giống như nhiều người săp lìa xa cuộc đời, nhiều cảm xúc tích cực đã nảy sinh từ giây phút này của các học viên.

Vấn nạn tự tử từ năm 1997 đến nay đang làm nhức nhối xã hội Hàn Quốc. Trên khắp đất nước này đã mọc lên mô hình mang tên “học viện quan tài”, cho phép mọi người được trải nghiệm cái chết bằng việc tự viết văn bia cho bản thân và nằm trong một chiếc quan tài đóng kín trong một khoảng thời gian nhất định.

Chương trình được thiết kế nhằm giúp mọi người nghĩ kỹ càng hơn và đánh giá lại giá trị tính mạng của bản thân.

– Khi cái chết đến với bạn, bạn đã nằm trong quan tài, cảm giác lúc đó ra sao? Bạn nghĩ gì về cuộc sống, về những người thân và những gì mình còn có trên đời? Bạn sẽ nằm trong quan tài, giữa một tang lễ được tổ chức như thật để cảm nhận về điều đó. Giống như nhiều người săp lìa xa cuộc đời, nhiều cảm xúc tích cực đã nảy sinh từ giây phút này của các học viên.

Chỉ cần vỗ nhẹ lên nắp, quan tài của Kim Joo-nam đóng lại. (Ông Kim Joo-nam là một trong số 70 học viên tới “học viện quan tài” để cố gắng hiểu và trân trọng mạng sống của bản thân hơn). “Tôi tự hỏi mọi người sẽ đánh giá thế nào khi biết tôi làm điều này”, ông Kim Joo-nam nói. “Tôi cảm thấy cái chết là một gánh nặng nên không muốn để quá muộn mới có thể đánh giá cuộc sống của mình”.

Ông Kim Joo-nam là người đại diện cho mặt trái của những thành công kinh tế tuyệt vời, được tạo dựng trên cơ sở cuộc cạnh tranh tàn khốc và tư tưởng thành công bằng mọi giá. Sự thất bại trong một xã hội mà kẻ thắng sẽ giành được tất cả đã khiến nhiều người muốn tìm đến cái chết.

Trên thực tế, Hàn Quốc là nơi có tỉ lệ tự tử cao nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Do vậy, những người điều hành các “học viện quan tài” muốn mọi người hiểu rõ và đề cao giá trị cuộc sống thông qua việc giả chết.

“Cách này giúp những người muốn tự tử hiểu rằng cảm giác căng thẳng là vô nghĩa”, ông Kang Kyung-ah, một chuyên viên hướng dẫn thảo luận, cho biết. “Họ có thể thư giãn trong khi giảm căng thẳng và quên đi những điều ám ảnh. Chúng tôi hy vọng hình thức này có thể giúp họ tìm thấy một cuộc sống có ý nghĩa hơn”.

Ở một số học viện đặc biệt này, với mức phí khoảng 20 đô-la, những người tham gia được yêu cầu viết thư tuyệt mệnh và thậm chí tự viết văn bia cho mình. Sau đó họ được đưa vào một cỗ quan tài.

Một người đàn ông tham gia khóa học này nhận ra nỗi sợ hãi: bóng tối vĩnh cửu cuối cùng đã đến. May mắn hơn những người sắp chết, ông cảm thấy thật hạnh phúc vì đây chỉ là một lễ tang giả. “Chỉ có một bước từ sự sống đến cái chết nhưng sự khác biệt rất lớn”.

Lee Myung-hee, 42 tuổi, mẹ của hai bé trai, cho biết trải nghiệm bị nhốt kín 10 phút trong quan tài giúp bà suy ngẫm kỹ về tình yêu gia đình của mình. Khi nằm trong quan tài cảm thấy mình trân trọng hơn những người xung quanh. Bà nói vọng ra: “Tôi sẽ từ bỏ thói tham lam, ích kỷ với chồng và yêu con cái nhiều hơn”.

Vì vậy, thay vì những giọt nước mắt của đám tang, những người thoát ra khỏi quan tài vui mừng ca hát bài ca “hạnh phúc”. Tuy vẫn có những người hoài nghi khả năng ngăn chặn tự tử ở khóa học này nhưng cũng có người cho rằng, thay vì nghĩ đến cái chết, khóa học này hướng người ta đến sự sống và tận hưởng chúng một cách có ý nghĩa hơn.

Đối với những người ủng hộ các buổi thảo luận về việc “giả chết”, trải nghiệm này giống như sự tái sinh. Đối với những người khác, đó đơn giản chỉ là hiện tượng một nhóm người cảm thấy bất hạnh chui vào quan tài trong 10–15 phút.

Tuy nhiên, ở một đất nước mà thất bại có thể là vấn đề sinh tử thì bất cứ phương thức nào cũng có giá trị trong nỗ lực nhằm giảm thiểu tỉ lệ tự tử cao đáng sợ.

Nguồn: Life imitates death at South Korean ‘coffin academies’/(abcnet.au)


Cùng chuyên mục