Tôi không phải là anh hùng

Được giới truyền thông xem như những anh hùng vì đảm nhận công viêc nguy hiểm, có thể nhiễm xạ bất cứ lúc nào, song một trong 50 nhân viên làm việc tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima cho rằng, họ chỉ là người bình thường.

Thủ tướng Naoto Kan cảm ơn những công nhân, lính cứu hỏa, binh sĩ, các chuyên gia đã “liều mình để cứu các lò phản ứng”. Ông Naoto Kan cũng đang đối diện với những thách thức lớn nhất từ sau khi nhậm chức – Ảnh: Japanator

Nhân viên tác nghiệp tại nhà máy điện số 1 Fukushima: “Chúng tôi không phải anh hùng, việc nên làm, cần làm và phải làm thì làm…”

Theo điện lực Tokyo, cho đến buổi sáng ngày 20, đèn chiếu ở trong khu nhà chứa lò hạt nhân vẫn chưa sáng. Do cân nhắc tới yếu tố an toàn, khi tiến hành phun nước thì ngừng sửa điện và ngược lại. Số người làm việc cho đến thời điểm ngày 19 là 50 người. Tại thời điểm 5 giờ sáng ngày 20 có bảy nhân viên đã phải chịu tia phóng xạ vượt ngưỡng 100mSv. Vì vậy điện lực Tokyo đã xúc tiến việc luân phiên nhân viên khi tác nghiệp.

Một nam nhân viên khoảng 30 tuổi của công ty thầu phụ cho biết: “Điện lực Tokyo là nhà thầu chính và sau đó là các nhà thầu phụ thứ nhất và thứ hai”. Về sự chú mục của truyền thông nước ngoài, nhân viên này bình thản đáp: “Cũng có thể người ta nghĩ rằng những người còn lại từng người từng người một đã liên tục tắm trong phóng xạ để tác nghiệp. Thực tế thì do sự quản lý phải dựa trên luật pháp mà công việc được tiến hành cùng với sự thay đổi nhân viên. Do đó tôi nghĩ mình không phải là anh hùng”.


Nhân viên này thừa nhận anh có cảm giác bất an. Anh nói: “Chúng tôi đã làm việc suốt trong môi trường có lượng phóng xạ cao như thế và không đoán được điều gì sẽ xảy ra ở hiện trường. Hơn nữa cũng có thể là sẽ xảy ra vụ nổ hạt nhân, cũng có thể là lượng phóng xạ sẽ tăng lên. Cũng vẫn còn lựa chọn là từ chối làm việc kia mà. Gia đình cũng đã nói với tôi như thế. Tôi nghĩ rằng mọi người ai cũng hiểu đó là quyết định vô cùng khó khăn”.

Anh cho biết lý do anh quyết định tới hiện trường là do cân nhắc tới “chuyện sau khi tình hình đã dịu đi chứ không hẳn chỉ là lòng tự hào của những người làm việc ở nhà máy điện nguyên tử”. Nam nhân viên này bình thản nói: “Nếu như từ chối thì có thể sau này chỗ đứng sẽ xấu đi. Tôi muốn đóng góp một chút ít với tấm lòng của người muốn tiếp tục công việc trong xã hội hiện tại, và ở phạm vi có thể, tôi muốn tiến hành công việc tuân theo sự kỳ vọng của xã hội”.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chuẩn bị đưa hai công nhân nhiễm phóng xạ (giữa) đi bệnh viện – Ảnh: AP

Hiện tại, nhiệm vụ khẩn cấp là phục hồi nguồn điện, thứ không thể thiếu để làm lạnh lò nguyên tử. Nhưng theo điện lực Tokyo, chỉ có khoảng 70 người có kỹ thuật có khả năng làm được việc này. Để tránh phải tắm trong môi trường phóng xạ cao trong một thời gian dài, các nhân viên buộc phải tiến hành tác nghiệp theo thứ tự mỗi lần là 20 người. Người phụ trách điện lực Tokyo cho biết: “Trong không gian tối đen, các nhân viên vừa sử dụng đèn pha vừa tiến hành tác nghiệp với áo phòng hộ cùng mặt nạ phủ kín toàn bộ mặt và găng tay cao su. Công việc kéo dài trong thời gian rất dài và vô cùng cực nhọc”.

Theo: NGUYỄN QUỐC VƯƠNG – SINH VIÊN ĐẠI HỌC SHIGA NHẬT BẢN (MAINICHI)/SGTT.

Bài liên quan

Làm gì khi có cảnh báo sóng thần?

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản hướng dẫn: - “Hãy rời ngay khỏi bờ biển và trú ẩn ở một nơi an toàn khi có thông báo sóng thần…”. Khoảng 10 phút giữa chấn động đầu tiên và lúc các luồng sóng gây chết người ập đến cũng đủ để người dân chạy thoát khỏi các vùng nguy hiểm.   

Nguyên nhân hình thành sóng thần tại Nhật?

Theo các nhà khoa học, sóng thần có thể hình thành khi các mảng địa tầng dưới đáy biển va chạm vào nhau gây nên động đất. Sau khi mảng địa tầng Thái Bình Dương xô vào mảng kiến tạo Bắc Mỹ và xuất hiện sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3.

Làm gì khi xảy ra động đất?

Động đất xảy ra hàng ngày trên trái đất nhưng hầu hết đều ở mức độ nhẹ, không gây ra thiệt hại và đa số chúng ta đều không cảm nhận thấy động đất. Thực tế chỉ những trận động đất có cường độ từ 3 độ richter trở lên con người mới có thể cảm nhận được và chỉ có những trận động đất lớn hơn 5 độ richter mới bắt đầu gây ra thiệt hại.

Lò phản ứng hạt nhân: Nóng chảy hạt nhân là gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Lò phản ứng hạt nhân hoạt động ra sao? Nóng chảy hạt nhân là gì? Điều gì xảy ra khi thanh nhiên liệu nóng chảy một phần? Hiện nước biển đang được bơm vào trong lò phản ứng, nhưng điều gì sẽ xảy ra sau cuộc chiến chống thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân… 

Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?

Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây: Phải kiểm soát sự sợ hãi vì nghĩ mình sẽ chết; bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra; trong những phút đầu tiên tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông… 

Tìm hiểu các chấn tâm động đất của Việt Nam

Động đất lan truyền bởi sóng địa chấn. Sóng này lan truyền theo hình cầu và tắt nhanh theo khoảng cách. Động đất có thể xảy ra đồng thời ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta chỉ ghi nhận được tại những nơi có người ở và những nơi có trạm quan sát động đất.  

Cùng chuyên mục