(Hiếu học). Không phải tất cả mọi người trên thế giới đều kiên cường, cứng cỏi. Nhưng trong cùng hoàn cảnh, có người tỏ ra kiên nghị, lại cũng có người tỏ ra yếu đuối, nhu nhược. Vì sao như thế?
Như chúng ta đều biết, không phải tất cả mọi người trên thế giới đều kiên cường, cứng cỏi. Gặp những khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống, có người chấp nhận, cắn răn chịu đựng, vật lộn để vượt qua. Vậy tại sao trong cùng hoàn cảnh, có người tỏ ra kiên nghị, nhưng cũng có người tỏ ra yếu đuối, nhu nhược như thế?
Các nhà tâm lý học cho rằng, tính nhu nhược do điều kiện sống khác nhau của con người tạo nên. Kinh nghiệm sống thời thơ ấu có tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc hình thành tính cách con người. Có nghĩa là, kinh nghiệm tuổi thơ khác nhau sẽ dẫn tới những đặc điểm nhân cách khác nhau. Chẳng hạn, một người hồi nhỏ đã được rèn tính tự lập, cha mẹ không hề bao biện cho, rất có thể phải trãi qua nhiều thất bại, gian truân. Nhưng cũng chính trong quá trình tự lực đấu tranh, người đó đã dần dần hình thành tính cách kiên cường, độc lập tự chủ, đến khi bước vào đời, họ hiên ngang đón nhận mọi thử thách, vượt qua vất vả, gian lao. Ngược lại, một người ngay từ nhỏ lúc nào cũng nhất nhất trông chờ vào cha mẹ, lớn lên dưới “ô dù” của cha mẹ thì khi lớn lên bước vào đời, mặt đối mặt với những khó khăn, giông tố cuộc đời, lúc ấy tránh sao khỏi cảm giác nhu nhược, trong lòng trống vắng, thiếu niềm tin, dũng khí và sức mạnh, giống như một cây cảnh vừa mang ra từ nhà kính, vừa gặp gió táp đã đổ gục, không sao chống đở nổi.
Ngoài quan điểm trên, các nhà tâm lý học còn có cách giải thích khác về sự hình thành tích cách yếu mềm.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Skinner (Mỹ) cho rằng, người mềm yếu sở dĩ mềm yếu là do “họ có thể thu được từ đó những điều có lợi”. Cũng giống như các em bé “bắt bí” người lớn phải làm theo yêu cầu của chúng, người mềm yếu cũng dùng chổ mềm yếu của mình để mong người khác yêu mến, đồng tình, chăm sóc và giúp đỡ. Chẳng hạn, có những người cứ thích kể khổ với người khác, nói mình gặp chuyện không may như thế nào, thế nào…, kết quả làm cho bạn bè, đồng nghiệp xung quanh rủ lòng thương xót, chăm nom, giúp đỡ. Thành thử chính do nét tính cách mềm yếu ấy mà bổng nhiên người ta được lợi, thế là hành vi mềm yếu ấy cứ thế được củng cố mãi, sau trở thành thói quen và là cá tính của con người.
Còn Bendura, một nhà tâm lý học người Mỹ khác, xuất phát từ lý luận mang tính xã hội cho rằng, con người ta thông qua quan sát và bắt chước mà dần dần học được cách thức để tỏ ra mềm yếu nhằm thích ứng với nhu cầu xã hội. Chẳng hạn, cha mẹ một người nào đó qua đời, nếu người đó nén đau thương, không nhỏ một giọt nước mắt, chắc chắn người xung quanh sẽ cho là đứa con bất hiếu. Ngược lại, nếu người đó khóc sụt sùi, kêu la thảm thiết thì lại được mọi người thông cảm, an ủi, quan tâm và giúp đỡ. Vì thế, mặt dù người ta chủ trương kiên cường, cứng rắn nhưng trong hành vi thì lại tỏ ra đồng tình với tính mềm yếu một cách không tự giác. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo nên tính mềm yếu của con người.
Tóm lại, tính mềm yếu, ươn hèn, nhu nhược, bất luận đối với sự phát triển của bản thân hay đối với sự cống hiến cho xã hội đều không tốt. Chúng ta cần tự giác rèn luyện mình, cố gắng trụ vững trong đời càng sớm càng tốt, dám trở thành một con người kiên cường, đạp bằng mọi gian lao trở ngại, vượt qua sóng cả tới bến vinh quang!.
Theo: “Tại sao lại có những con người nhu nhược?”
(Tủ sách Chìa khóa vàng/NXB.LDXH).