Tìm cơ hội trong giao tiếp: Bạn làm nghề gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Bạn phải biết cách trả lời câu hỏi: “Khả năng tốt nhất của bạn là gì?” trước các nhà tuyển dụng. Và trong giao tiếp hàng ngày, nhiều cơ hội cũng sẽ đến nếu bạn trả lời khéo léo khi người khác hỏi: “Bạn làm nghề gì?”

Giao tiếp là mối quan hệ tiềm năng cho hiện tại hoặc tương lai

Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ tiềm năng cho hiện tại hoặc tương lai. Vì thế, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng sẵn cho câu trả lời mỗi khi gặp câu hỏi “Bạn làm nghề gì?”, và bạn cần xem mọi cuộc chuyện trò khi giao tiếp đều giống như một buổi phỏng vấn trước nhà tuyển dụng.

Bước đầu tiên, bạn cần biết câu trả lời cho chính mình, nó ngụ ý nghĩa gì đối với bạn? Bạn cần xác định rõ với bản thân những thứ bạn thực sự mong mỏi được làm với nghề nghiệp của mình, trước khi có thể bộc lộ một cách tự tin điều đó trước những người khác.

Đối với những người gặp gỡ lần đầu tiên, hoặc ở môi trường mới thì bạn lại càng phải thể hiện sự chủ động của mình trong việc làm quen kết thân với những người mới. Và để có những ấn tượng với mọi người ngay trong buổi làm quen đầu tiên, bạn hãy chú ý những điều sau:

– Hãy luôn là người chủ động: Bất kể trong môi trường nào, bạn hãy là người chủ động đầu tiên, chính điều này sẽ tạo nên một ấn tượng tốt với những người xung quanh. Trong một buổi hội thảo, trước buổi họp… bạn hãy chủ động tiến lại gần mọi người để làm quen thay vì chờ đợi người khác đến làm quen với mình, sự chủ động sẽ giúp bạn có được nhiều người bạn mới.

– Chia sẻ thông tin của mình trước: Lần đầu tiên gặp gỡ nên hầu như mọi người đều không quen biết nhau, chính vì thế hầu như ai cũng có cảm giác e dè là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy, khi bạn chủ động làm quen thì hãy tiến lại gần phía người bạn đó, cười thân thiện và tạo sự tin tưởng với họ bằng cách giới thiệu về mình trước sau đó mới hỏi thông tin về họ. Khi giao tiếp, hãy ngả người về phía trước, tích cực giao tiếp bằng ánh mắt và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách sinh động và tự nhiên. Điều đó thể hiện rằng bạn tràn đầy nhiệt huyết và đang rất hứng thú với họ.

– Đừng sợ mất cái mà mình chưa có: Khi chưa làm quen, bạn chưa hề có người bạn đó, cũng chưa hề nhận được một lời từ chối vì thế hãy mạnh dạn chủ động làm quen để có thêm thật nhiều người bạn trong cuộc sống của mình.

– Nắm rõ người khác thực sự hỏi gì: Cân nhắc xem người hỏi muốn biết điều gì để hiểu rõ người hỏi muốn tìm kiếm thông tin gì ở câu trả lời của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn trả lời chính xác câu hỏi không quan trọng bằng việc bạn đưa ra một câu trả lời đã được trau chuốt. (Vì những người mới quen sẽ luôn hỏi bạn về cuộc sống và nghề nghiệp nên hãy chuẩn bị sẵn một vài câu trả lời thú vị).

– Thừa nhận những điều bạn không biết: Tuy nhiên bạn không nên tạo ra một câu trả lời giả trá hoặc bịa ra để làm thỏa mãn người nghe. Tự dựng lên câu trả lời mà chính bạn cũng không tin tưởng, điều đó sẽ đặc biệt nguy hiểm trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng.

Bạn làm nghề gì?

– Cái họ muốn biết là kinh nghiệm bạn có được hay sự hiểu biết của bạn về công việc. Hãy luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cho thương hiệu của mình, đặc biệt là qua cách ăn mặc và lời nói.

Trước khi đáp lại câu hỏi “Bạn làm nghề gì”, bạn hãy tự hỏi mình – “Câu trả lời của mình có mang lại lợi ích gì cho đối tượng trò chuyện này không? Liệu nghề nghiệp và khả năng của mình có phù hợp để người ấy có thể giao công việc cho mình, hay thuê mình, hoặc trở thành bạn thân của mình? Và với câu trả lời của mình, liệu họ có trở thành khách hàng tiềm năng của mình không?… Như vậy, để tận dụng tốt mọi cơ hội, thay vì chỉ có một câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Bạn làm nghề gì?”, bạn hãy chuẩn bị nhiều câu trả lời khác nhau dành cho mỗi đối tượng khác nhau.

Giống như những người tìm việc thành công và họ luôn tìm được khách hàng mới, bạn hãy đa dạng hóa cách trình bày những câu chuyện thật về đời sống và nghề nghiệp của bạn. Bởi rất nhiều trong số những người bạn gặp thường sẽ hỏi bạn câu: “Bạn làm nghề gì?”. Vì thế, dù đi đâu, bạn cũng hãy mang theo những thông tin đã được chuẩn bị từ trước nhé.

Chúc bạn thành công

Nghi Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Kỹ năng giao tiếp: Sự lôi cuốn.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?

Cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?  

Cùng chuyên mục