(Hiêu học). Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin rất lớn. Đây là ngành rất hấp dẫn và là ngành có nhiều trường đào tạo, dễ tìm trường. Tuy nhiên, thực trạng lao động trong ngành Công Nghệ Thông Tin tại Việt Nam hiện nay lại thiếu về số lượng, dù sinh viên đã được đào tạo qua trường lớp nhưng vẫn yếu kém về chất lượng khi làm việc.
Theo báo cáo mới đây của Vụ Công nghệ thông tin (Bộ TT-TT): Hiện số lao động trong ngành công nghiệp Công nghệ thông tin trên cả nước là trên 200 ngàn, với doanh thu thấp nhất là 13.500 USD/người/năm (công nghiệp nội dung số) cao nhất là37.200 USD/người/năm (công nghiệp phần cứng). Riêng ngành quản tri mạng, an toàn bảo mật VN, với lộ trình từ nay đến 2020, ngân sách nhà nước sẽ chi 765 tỉ đồng để thực hiện 6 dự án phục vụ mục tiêu phát triển an toàn thông tin số quốc gia. Đây là một trong những nội dung nằm trong Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các dự án bao gồm việc xây dựng Trung tâm Hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia; hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin quốc gia; hệ thống cảnh báo, phát hiện và phòng, chống tội phạm trên mạng; đào tạo chuyên gia an toàn thông tin cho cơ quan chính phủ và hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia… do các Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện. Đồng thời, dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của Việt Nam lên tới hơn 600 ngàn người, nhưng khả năng đáp ứng sẽ chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người (hiện nay là 200 ngàn).
Hiện tổng số các trường có ngành liên quan CNTT trên cả nước là 235/390 trường. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều khẳng định, chất lượng lao động Công nghệ thông tin sau khi ra trường đều ở mức thấp. Cụ thể là:
– Khả năng giao tiếp, trình bày, làm việc nhóm…
– Ngoại ngữ: đặc biệt là tiếng Anh rất yếu dẫn đến khả năng cập nhật công nghệ mới hầu như rất kém.
Quan trọng nhất là chất lượng, “hoc thầy không tầy học bạn” và phải tìm tòi tự hoc thêm …
Vì thế, nếu không có điều kiện học chính quy 4 năm ĐH, các bạn có quyết tâm và chịu khó cũng có thể học 2 năm tại các trường chuyên đào tạo CNTT (nên chon các trường có uy tín) đồng thời hoc ngoại ngữ cùng lúc sẽ rút ngắn được thời gian học, sớm ra nghề, sớm có kinh nghiệm đi làm.
Trên thục tế, bằng cấp hoặc chứng chỉ không quan trọng (ở đây là nói vế nghề CNTT), tốt nghiệp trường “xịn” hay trường nghề, học 4 năm hay 2 năm, kỹ sư hay chuyên viên cũng như nhau, chủ yếu là tay nghề. Tốt nghiệp trường ngoài công lập nhưng kiến thức chuyên môn tốt, trang bị được nhiều kỹ năng (vi tính, giao tiếp, làm việc nhóm và đặc biệt là ngoại ngữ…), thì vẫn có lợi thế cạnh tranh và được đánh giá cao. Vì chỉ cần phỏng vấn và thử việc vài ngày là lộ ra ngay…
Tùy năng lực, khả năng, đam mê của mình: Nếu các bạn xác định mình thật sự thích ngành này (thích ứng dụng CNTT vào những vấn đề cụ thể của cuộc sống), các bạn sẽ chọn hướng chuyên ngành phù hợp: Mạng máy tính thông tin viễn thông, kỹ thuật phần mềm, công nghệ kỹ thuật máy tính nghiên cứu chế tạo phần cứng (liên quan đến hệ thống mạng máy tính), quản trị bảo mật v.v…
Còn vấn đề giữa nhiều trường, nên chọn trường nào? Trước hết bạn nên cân nhắc khả năng mình có thể vào được trường nào, trường đó có gần nhà không. Nếu học lực giỏi, bạn nên chọn những trường có uy tín để bằng cấp của mình sau này có thể dễ tìm học bổng học cao hơn ở nước ngoài. Ngành này không yêu cầu phải biết Công nghệ thông tin trước. Tuy nhiên, muốn học tốt ngành này cần giỏi toán (nếu học toán không giỏi, tư duy logic không tốt) khó học giỏi ngành này.
Khoa học kỹ thuật (trong đó có Công nghệ thông tin) luôn là ngành dễ tìm việc nhất trong tất cả các ngành. Khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển, đây là nhóm ngành dễ tìm việc nhất, gắn với tương lai lâu bền nhất. Vấn đề còn lại là các bạn có mạnh dạn chọn đúng ngành mình yêu thích và ngành nghề đó có thật sự phù hợp hay không.
Chúc các bạn thành công.
Chí Thông tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).