Tiềm năng ngành Viễn Thông Việt Nam

(hieuhoc_hieuhoc) Các chuyên gia trong ngành đều nhận định thị trường viễn thông Việt Nam trong là một thị trường rất phát triển và đầy tiềm năng. Ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động và Internet băng rộng.

Tiềm năng của thị trường viễn thông Việt Nam còn rất dồi dào

Ngày 14/9, tại Hà Nội, diễn ra diễn đàn Tăng trưởng Viễn thông Việt Nam năm 2010 với chủ đề: “Tối đa hoá các cơ hội tăng trưởng tại Việt Nam”.

Tại diễn đàn, các đại biểu trong nước và quốc tế có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về thị trường viễn thông Việt Nam.

Đến tháng 8/2010, Việt Nam đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet.

Những năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường viễn thông lớn, tốc độ tăng trưởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đến tháng 8/2010 đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu người sử dụng Internet, tổng doanh thu đạt gần 7 tỷ USD. Và tiềm năng phát triển viễn thông tại Việt Nam với tỷ lệ thâm nhập di động và Internet băng rộng vẫn còn rất dồi dào.

Đại biểu tham dự hội nghị nghe đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông trình bày những chính sách và ưu tiên cho sự tăng trưởng của viễn thông trong tương lai của Việt Nam; hiện trạng phát triển băng thông rộng ở Việt Nam cũng như đánh giá về tiềm năng phát triển băng rộng không dây và cố định ở Việt Nam.

Tại diễn đàn, đại diện của các công ty viễn thông đã tham luận về các vấn đề kinh tế ngành như tối ưu hóa hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, quản trị doanh nghiệp…

Để ngành viễn thông phát triển mạnh hơn, tạo đà cho sự phát triển xã hội và phát triển đất chúng ta cần tạo điều kiện cho các thành phần tham gia vào lĩnh vực viễn thông. Một hướng đi nữa là cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Viễn thông.

Thứ trưởng thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn trong việc phát triển mạng lưới và dịch vụ viễn thông đến mọi miền đất nước. Đồng thời đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cho phát triển viễn thông để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư, kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng khẳng định:“Chính phủ Việt Nam chủ trương: Tiếp tục chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực; tăng cường thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các công ty trong và ngoài nước đầu tư phát triển viễn thông và không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho viễn thông phát triển”.

Chí Thông (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Công nghệ Thông tin, Điện tử, Viễn thông năm 2010.

Năm 2010 là năm bùng nổ của cộng nghệ 3D với tốc độ phát triển như vũ bảo của công nghệ, tính năng và các ứng dụng đi kèm. Các nhà sản xuất TV, phim truyện và truyền hình rất mong chờ vào sự phát triển của nội dung giải trí 3D. Bên cạnh đó, dịch vụ phần mềm nội địa cũng tăng trưởng mạnh

Công nghệ Điện tử - Viễn thông: luôn đổi mới.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Điện tử - Viễn thông đào tạo các kỹ sư, chuyên viên Điện tử Viễn thông có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng thực hành tốt, để có thể nắm bắt các vấn đề kỹ thuật, công nghệ luôn đổi mới trong lĩnh vực này.

Ngành Điện tử - Viễn thông

Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.

Cùng chuyên mục