Thi tốt nghiệp THPT môn Sinh: 4 điều cần nhớ

Khi chưa trang bị kiến thức thật vững vàng, học sinh không nên sử dụng quá nhiều tài liệu ôn tập khác nhau nếu không có sự hướng dẫn của thầy cô. Để thi tốt môn Sinh, học sinh cần lưu ý 4 điều quan trọng:

Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn còn quan niệm môn sinh là môn phụ và cho rằng thi trắc nghiệm bộ môn này không cần phải học bài kỹ, chỉ cần thuộc đáp án có sẵn trong đề cương ôn tập trắc nghiệm là đủ.

Một số không ít học sinh còn bỏ hẳn bộ môn này từ đầu năm nên việc ôn tập bây giờ trở nên rất khó khăn. Vậy làm thế nào để ôn tập nhanh nhất và tốt nhất môn sinh trong thời gian chỉ còn hai tháng?

Một tiết học của học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Công Trứ (TPHCM). Ảnh: HUY LÂN

Dưới đây là 4 điều quan trọng học sinh cần lưu ý:

– Chỉ học thuộc bài trên cơ sở đã hiểu bài. Nắm kiến thức cốt lõi nhất trong mỗi bài (có ở cuối bài trong sách giáo khoa) và nắm thật vững để tránh bị các phương án khác gây “nhiễu”. Lúc thi nên bình tĩnh đọc thật kỹ đề để tránh chọn nhầm phương án, đặc biệt đối với câu hỏi yêu cầu chọn phương án không đúng mà các em lại đi tìm phương án đúng, kiến thức lại lơ mơ nên thấy được phương án đúng là chộp ngay. Cũng có trường hợp đã thuộc bài nhưng lại không biết vận dụng do không hiểu bài.

Ví dụ: Một quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacdy – Vanbec phải thỏa đẳng thức:p²AA + 2pqAa + p²aa = 1. Cho một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA + 0,3Aa +0,2aa = 1. Hỏi quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng Hacdy – Vanbec chưa? Rất nhiều học sinh trả lời đã cân bằng vì tổng bằng 1, như thế là sai vì đã không chú ý đến tần số mỗi kiểu gien.

– Chỉ vận dụng giải các bài tập cuối bài trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từng bài học sau khi đã thuộc bài.

– Việc ôn tập nên được thực hiện theo chủ đề chứ không ôn lung tung sẽ dễ hổng kiến thức và sai kỹ năng làm trắc nghiệm. Nếu không đủ thời gian ôn hết sách giáo khoa, hãy chọn những chương hoặc phần có nhiều câu nhất trong cấu trúc đề mà ôn tập và ôn thật chắc còn hơn học nhiều mà nắm chẳng bao nhiêu.

– Sau mỗi chương hoặc mỗi phần, các em cần xây dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương. Xây dựng hệ thống phân loại kiến thức và hệ thống hóa kiến thức bằng lập sơ đồ (có trong sách giáo khoa). Qua đó củng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự nhầm lẫn các khái niệm gần giống nhau.

Ví dụ: Thể tam nhiễm là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể có dư một nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó, ký hiệu: (2n+1).

Thể tam bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể có dư một nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể, ký hiệu: (2n+n = 3n).

Khi chưa thật vững vàng trong việc trang bị kiến thức, các em không nên sử dụng quá nhiều tài liệu ôn tập khác nhau nếu không có sự hướng dẫn của thầy cô. Nên nhớ rằng không có quyển tài liệu nào chuẩn bằng tài liệu trong sách giáo khoa lớp 12 mà tất cả các em đều có.

* Lưu ý đến cấu trúc đề thi môn Sinh

Để phân phối thời gian hợp lý cho việc ôn tập, học sinh nên tham khảo cấu trúc môn sinh trong đề thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể: Phần di truyền học gồm 24 câu, trong đó bao gồm cơ chế di truyền và biến dị (10 câu), tính quy luật của hiện tượng di truyền (8 câu), di truyền học quần thể (2 câu), ứng dụng di truyền học (3 câu), di truyền học người (1 câu). Phần tiến hóa gồm 8 câu, trong đó bao gồm bằng chứng tiến hóa (1 câu), cơ chế tiến hóa (6 câu), sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (1 câu). Phần sinh thái học gồm 8 câu, trong đó bao gồm sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể (3 câu), quần xã sinh vật (3 câu), hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (2 câu). (Xem: Cấu trúc đề thi THPT, ĐH-CĐ môn Sinh học )

Theo: GV PHẠM THU HẰNG (Trường THPT Tân Bình – TPHCM)/(NLDO)

Bài liên quan

Cách học và ôn thi: Ôn ít hiệu quả nhiều

(hieuhoc_hieuhoc.com) Với khối lượng kiến thức rất nhiều, ôn thi như thế nào để tránh việc học trước quên sau? Cách học và ôn thi sao cho hiệu quả? - Điều mà hầu hết các học sinh rất quan tâm và mong muốn là “ôn ít mà nhớ nhiều” !   

Bí quyết thi khối B.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để đạt kết quả thi tốt khối B: (toán, hóa, sinh); các thầy cô lưu ý thí sinh không nên chú tâm vào những bài khó mà nên làm trước các bài cơ bản.

Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Sinh.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để làm bài thi môn Sinh đạt kết quả tốt: Cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để suy luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Tuy nhiên, khoan đi sâu vào những bài tập quá phức tạp vì mức độ ưu tiên khi ra đề của loại này là khá thấp…    

Để đạt điểm cao ở khối B.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Để đạt điểm cao ở khối B trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức từng môn và lấy đó làm "nguyên liệu" để giải toán.

Cấu trúc đề thi THPT, ĐH-CĐ môn Sinh học

(Hiếu học) Cấu trúc đề thi là tài liệu chính thức của Bộ giúp giáo viên và HS chuẩn bị ôn luyện cho các kỳ thi sắp tới. Theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ 2011 không thay đổi so với năm trước. Dưới đây là cấu trúc đề thi môn Sinh học 

Cách làm bài thi trắc nghiệm

(hieuhoc_hieuhoc.com)Trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ hằng năm, nhiều học sinh do thiếu kinh nghiệm nên không đạt điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm. Giới thiệu với các bạn một vài kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm. 

Cùng chuyên mục