Thi tốt nghiệp THPT môn Anh: cần lưu ý một số điểm

Điểm qua đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh văn các năm qua sẽ thấy tổng quan rằng cấu trúc một bài thi như thế là vừa đủ cho học sinh sức học trung bình khá có thể hoàn thành một cách dễ dàng.

Phần từ vựng và cấu trúc sẽ có khoảng 70% số câu hỏi ở mức cơ bản nên thí sinh cần bình tĩnh vận dụng kiến thức đã học để làm bài, sẽ không quá khó đạt điểm 6 môn Anh văn

Bộ GD-ĐT chính thức thông báo các môn thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, đối với giáo dục THPT có 6 môn thi bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Địa lý; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Riêng môn Anh van, điểm qua đề thi tốt nghiệp THPT môn Anh văn các năm qua sẽ thấy tổng quan rằng cấu trúc một bài thi như thế là vừa đủ cho học sinh sức học trung bình khá có thể hoàn thành một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, học ngoại ngữ là phải học có hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, từ căn bản đến nâng cao. Vì thế ngay từ những lớp dưới, nếu các em lười học từ vựng và làm bài tập ngữ pháp thì với quỹ thời gian còn lại từ nay cho đến lúc thi sẽ khó có thể nắm vững nội dung chương trình. Nhưng dẫu muộn còn hơn không, ngay từbây giờnếu các em học đều cho đến ngày thi và lưu ý một số điểm sau đây khi làm bài thì vẫn có thể dễ dàng đạt được 6 hoặc 7 điểm.

Bám sát sách giáo khoa khi ôn

Trong ôn tập, việc bám sát nội dung sách giáo khoa là điều cần thiết để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp. Hơn nữa, các trường đều phát hành những bộ đề ôn tập sát chương trình thi nên sẽ là “bửu bối” rấttuyệt cho các em. Hệ thống ngữ pháp trong các tài liệu tham khảo cũng là những “vũ khí” rất lợi hại.

Theo kinh nghiệm, khuyết điểm chủ yếu của hầu hết học sinh là nghèo nàn về vốn từ. Để khắcphục tình trạng này, các em cần phải học thuộc một số từ theo chủ đề thường gặp trong chương trình Anh văn lớp 12. Ngoài những câu về ngữ pháp truyền thống, đề thi có xu hướng ra những câu giao tiếp trong thực tế đời thường.

Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng và nhanh, thí sinh đừng đọc thầm mà nên phát âm từ được yêu cầu với mức độ khẽ đủ cho tai nhận được trọng âm của từ đặt ở âm tiết nào hay để phân biệt giữa các nguyên âm hay phụ âm với nhau.

Phần từ vựng và cấu trúc là phần thí sinh đã được luyện tập nhiều ở bậc THPT nên cần được làm ở tốc độ dưới một phút một câu, để dành thời gian dư cho phần đọc hiểu. Lưu ý ở phần này, khoảng 70% số câu trong đề thi đều ở mức cơ bản nên thí sinh hãy bình tĩnh vận dụng kiến thức đã học để làm bài. Phần đọc hiểu là phần khó đối với thí sinh.

Với loại bài đọc hiểu, trước hết nên đọc nhanh cả bài và đọc lướt qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính lẫn những vấn đề liên quan được hỏi. Sau đó đọc chậm hơn, dựa vào từ và cấu trúc trong câu để đoán ý nghĩa của từ khó, gạch chân các chi tiết cần lưu ý (ví dụ các con số biểu thị thời gian, số lượng…), sau đó mới quyết định chọn câu trả lời đúng nhất. Để trả lời loại câu hỏi tìm ý chính của đoạn văn thì hãy đọc kỹ câu đầu tiên và câu cuối cùng của đoạn văn.

Với loại bài đọc điền từ vào chỗ trống, đôi khi thí sinh phải đọc đến cuối bài mới tìm đúng đáp án. Chú ý đáp án không chỉ làm câu có nghĩa mà còn phải phù hợp với cấu trúc hoặc từ sử dụng trong câu đó.

Lưu ý trong cấu trúc đề

Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh có 50 câu, gồm các phần:

– Ngữ âm: Gồm 5 câu, trong đó có kiểm tra về trọng âm, nguyên âm và phụ âm.

– Ngữ pháp – từ vựng: Gồm 3 nội dung chính làdanh từ/đại từ/động từ (thời và hợp thời)/tính từ/từ nối… (khoảng 9 câu); cấu trúc câu (khoảng 6 câu); phương thức cấu tạo từ và chọn từ/cụm từ/cụm từ cố định… (khoảng 7 câu).

– Chức năng giao tiếp: Gồm 3 câu kiểm tra về từ/câu thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản…

– Kỹ năng đọc: Gồm điền từ vào chỗ trống (sử dụng từ/ngữ nghĩa, ngữ pháp, nghĩa từ vựng); một bài text (độ dài chừng 150 từ trong khoảng 5 câu); đọc hiểu một bài text (chừng 200 từ trong khoảng 5 câu). Ngoài những câu hỏi kiểm tra đọc hiểu, cần chú trọng từ vựng (cận/nghịch nghĩa trên cơ sở văn cảnh), lưu ý là yếu tố văn hóa được khuyến khích…

– Kỹ năng viết: Gồm khoảng 5 câu phát hiện lỗi sai cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết) và khoảng 5 câu viết chuyển hóa/kết hợp câu… (ở cấp độ phrase đến clause) hoặc chọn câu/cấu trúc cận nghĩa.

Tóm lại, nếu đã thực hành nhiều loại bài trắc nghiệm với cấu trúc đề như trên thì kết quả làm bài hẳn sẽ tốt.

Phân phối thời gian hợp lý

Để làm tốt đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, thí sinh cần phân phối thời gian làm bài hợp lý. Không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi mà thí sinh cho là khó nhưng cũng không vội vàng chọn câu trả lời mà chưa đọc hết 4 chọn lựa (A, B, C, D). Thí sinh cần loại trừ nhanh 2 chọn lựa sai thì sẽ còn lại một chọn lựa đúng và một chọn lựa gần đúng, cẩn thận để rút ra đáp án từ 2 chọn lựa này. (Xem thêm: Cách làm bài thi trắc nghiệm)

Theo: PHẠM TẤN HOÀNG

(Giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn – TPHCM)/(GD/NLDO)

Bài liên quan

Cách làm bài thi trắc nghiệm

(hieuhoc_hieuhoc.com)Trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ hằng năm, nhiều học sinh do thiếu kinh nghiệm nên không đạt điểm cao khi làm bài thi trắc nghiệm. Giới thiệu với các bạn một vài kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm. 

Trắc nghiệm tiếng Anh: Chần chừ dễ bị sai.

Chuẩn bị thi môn tiếng Anh với nội dung là cả một kho kiến thức mà bạn đã "tích trữ" từ năm lớp 6 đến giờ. Anh văn cũng như môn Văn, không ai đoán được đề sẽ ra thế nào, ở đâu và nếu đã tự tin vào vốn kiến thức của mình, bạn đừng nên quá chần chừ khi làm bài thi trắc nghiệm môn này.

Để có điểm cao môn tiếng Anh.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nhằm giúp thí sinh nắm được các lỗi thường gặp khi làm bài, Hiếu Học xin giới thiệu những chia sẻ của thầy cô về môn thi tiếng Anh. - Để đạt điểm cao môn Tiếng Anh. -Chuyên đề: Ôn tập Anh - THPT. 

Cùng chuyên mục