Thành công nhờ mô phỏng

Dựa vào học vấn, kinh nghiệm, trí thông minh của mình, CEO Wang Chuanfu đã đưa công ty BYD thành công theo một con đường rất khó khăn và nhiều điều tiếng: Đó là con đường phát triển từ sự mô phỏng.

Với tâm niệm “mình phải cố gắng hơn, không để người khác bắt nạt” ông vẫn dẫn dắt BYD vững bước tiến về phía trước.

Thành công nhờ mô phỏng

Wang Chuanfu từng nói: “Trong một sản phẩm mới được đưa ra, trên thực tế có 60% là dựa vào tư liệu công khai, 30% đến từ các mẫu có sẵn, 5% đến từ nguyên liệu và các yếu tố khác, đến từ sự nghiên cứu của nhà sản xuất chỉ chiếm khoảng 5%”.

Và việc các mẫu xe của BYD mô phỏng nhiều mẫu xe của các hãng khác không còn gì là bí mật. Điển hình là mẫu xe F3 của BYD từ ngoại quan cho đến nội thất gần như y hệt mẫu xe Toyota Corolla, nhưng về mặt giá cả lại chỉ bằng một nửa. Hiện tại công ty BYD mỗi năm đều đầu tư rất nhiều kinh phí để mua các mẫu xe mới nhất, bán chạy nhất trên thị trường để nghiên cứu và học tập. Trong trường lái thử của công ty BYD tại Thâm Quyến, mọi người thường xuyên nhìn thấy rất nhiều loại xe của các hãng như BMW, Mercedes, Honda, Toyota…

Trong quá trình sản xuất ôtô, thiết bị của phòng thực nghiệm là một mắt xích rất quan trọng. Tháng 1 năm 2003 sau một lần thăm quan trung tâm nghiên cứu khai thác ôtô của BYD tại Thượng Hải, một cựu nhân viên của hãng xe Chery đã kinh ngạc khi nhận thấy tại đây chỉ có vài thiết bị là được nhập khẩu, hầu hết các thiết bị khác đều mô phỏng các thiết bị nhập khẩu mà chế tạo ra.

Rất nhiều người đồng ngành không xem trọng Wang Chuanfu, nhưng đến lúc họ tỉnh ngộ thì phát hiện đối thủ của họ đã trưởng thành đáng sợ đến nhường nào. Năm 2005 sau khi tung mẫu xe F3 ra thị trường, hãng Chery đã mua một chiếc xe F3 về nghiên cứu và cho rằng F3 chỉ là một mô phỏng của Toyota Corolla, bất luận về ngoại hình, công nghệ, nội thất… không phải là đối thủ của Chery. Nhưng mấy năm sau, Chery phát hiện ra công nghệ của F3 đã tiên tiến hơn gấp bội, không phải như những chiếc F3 ngày đầu tung ra thị trường nữa.

Các doanh nghiệp ôtô mô phỏng tại Trung Quốc không ít, nhưng dưới áp lực của quyền sở hữu trí tuệ và thị trường, họ đều bị đào thải. Vậy tại sao một phương thức mô phỏng lộ liễu, đơn giản như vậy lại có thể đứng vững trong thị trường?

Theo phân tích của một người có nhiều năm kinh nghiệm làm thiết kế ôtô, phương thức mô phỏng của công ty BYD có 3 đặc điểm:

Tập trung: Không quá chú trọng đến model xe, đem tất cả tài nguyên của mình tập trung vào sản phẩm chủ lực.

Nhanh nhạy, dám làm: Lựa chọn trên thị trường các mẫu xe bán chạy nhất, sau đó nghiên cứu và mô phỏng.

Tỉ mỉ: Vốn và chất lượng được giám sát chặt chẽ.

Theo tin tức của giới truyền thông, công ty BYD mấy năm trước đã thành lập một đội ngũ hơn 100 người chuyên lo về các mặt của thủ tục pháp lý. Kỹ sư trưởng của BYD Liêm Ngọc Ba chia sẽ: “Chúng tôi mỗi năm tháo dỡ hàng trăm loại xe, bộ phận nào có bằng sở hữu trí tuệ thì chúng tôi không dùng đến. Nhưng chúng tôi vẫn chuẫn bị tốt công tác pháp lý, đề phòng có kiện tụng, phải đảm bảo phần thắng thuộc về chúng tôi”

Vì chọn theo con đường mô phỏng nên việc kiện tụng đối với công ty BYD xảy ra thường xuyên. Sanyo, Sony, Foxconn và một số công ty của Mỹ đã kiện BYD ra pháp luật vì tội: vi phạm bằng sáng chế. Trong đó điển hình là vụ kiện kéo dài hơn ba năm của Sony về vụ vi phạm bằng sáng chế của Pin Lithium ion có thể sạc lại và mới đây nhất là vụ lôi kéo hơn 400 nhân công của Foxconn sang làm việc tại BYD.

Mặc dù BYD đều thắng trong các vụ kiện tụng, nhưng hình ảnh của BYD trong mắt các công ty cùng ngành đều không tốt. CEO của hãng xe Chery- Quách Thái Minh đã nói “BYD không những chỉ mô phỏng, họ thậm chí còn phái gián điệp kinh tế thu thập các tài liệu của chúng tôi, sau đó tiêu hủy mọi chứng cứ”.

Mặc dù có nhiều điều tiếng xấu như vậy, nhưng Wang Chuanfu không hề để ý tới. Với tâm niệm “mình phải cố gắng hơn, không để người khác bắt nạt” ông vẫn dẫn dắt BYD vững bước tiến về phía trước.

Niềm đam mê với kỹ thuật

Wang Chuanfu có một niềm đam mê vô hạn với kỹ thuật. Trong công ty BYD không có một ai dám tranh luận vấn đề kỹ thuật với Wang Chuanfu. Ông đã từng nói: làm trong ngành Pin, nếu bản thân không tự tháo, không tìm hiểu cặn kẽ các kết cấu nội tại của nó, ông cảm thấy không an tâm.

Trong phòng làm việc của Wang Chuanfu có bày rất nhiều sách báo về kỹ thuật và các mô hình máy móc. Phòng làm việc của ông không giống phòng làm việc của một CEO mà trong giống phòng làm việc của một người kỹ sư. “Tổng giám đốc Vương không giống như các tổng giám đốc của các công ty ôtô khác. Lần đầu tiên tôi với tổng giám đốc Vương đi công tác ở Bắc Kinh, việc đầu tiên, ông đưa tôi đến hiệu sách Tân Hoa, mua hết các sách có liên quan đến kỹ thuật xe hơi tại đó. Thân là ông chủ một công ty, có rất nhiều việc phải quản lý, lo liệu nhưng ông vẫn dành thời gian đến viện nghiên cứu để trau dồi kỹ thuật.”

Charlie Munger (người cộng tác cũ của tỷ phú Buffett)đã nói“Wang Chuanfu là sự pha trộn giữa nhà phát minh đại tài Edinson và thiên tài kinh doanh Jack Welch” và ông tin tưởng rằng Wang Chuanfu có khả năng trở thành một trong những nhân vật lịch sử của giới doanh nhân.

Wang Chuanfu hoài bão rất lớn trong phát triển kỹ thuật, từ việc ông sản xuất xe hơi, đến việc sản xuất xe điện, thậm chí còn tuyên bố muốn đên năm 2025 sẽ thành một đại gia của giới công nghiệp ôtô toàn cầu. Dường như trong con mắt của Wang Chuanfu, mọi việc đều có thể diễn ra, mọi việc đều có thể thay đổi.

Chủ tịch của tập đoàn Geely Lý Thư Phúc rất muốn biết đối thủ cạnh tranh của mình xe ôtô điện của BYD có chỗ nào tốt và đã phải nhờ đến đoàn ủy viên chính phủ thành phố Thái Châu mua hộ, nhưng Wang Chuanfu vẫn không chấp nhận bán xe cho đối thủ nghiên cứu. Do đó mọi sự hiếu kỳ về xe ôtô điện của BYD của các đối thủ và người tiêu dùng đành phải chờ đến lúc công ty công bố mới có thể biết được.

Giữ bí mật tuyệt đối

Phó tổng giám đốc kinh doanh công ty ôtô BYD Vương Kiến Quân đã từng nói: việc làm vì lợi ích bảo mật kỹ thuật. Cách nói này đã làm dấy lên làn sóng hoài nghi bởi vì theo kế hoạch thực hiện sản xuất xe ôtô điện thì các hãng xe như Nissan và Daimler đã sớm cho ra các mẫu xe để cho công chúng có thể lái thử và cảm nhận. “Trên thế giới e rằng chỉ có mỗi xe ôtô điện của BYD là không để cho người cùng hãng lái thử” một vị đã lái thử xe ôtô điện của Daimler và là cựu quản lí trong hãng xe Fiat đã nói như vậy.

Theo kế hoạch của chính phủ thành phố Thâm Quyến, trong thời gian đầu ra mắt, xe ôtô điện E6 của BYD sẽ được đưa vào làm xe taxi để vận hành thử. Đợt xe đầu tiên khoảng 100 chiếc đã được giao. Trong một thời gian gần đây sẽ được đưa vào vận hành. Hi vọng 100 chiếc xe ôtô điện E6 này sẽ thỏa mãn được sự hiếu kỳ mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp cùng ngành đã dành cho sự thần bí mà công ty BYD đã tạo ra.

Thành công nhờ mô phỏng

Khánh Ngọc (theo Sina.com.cn)/(Tamnhin)

Cùng chuyên mục