Thành công muộn mằn.

Chấp nhận nghịch cảnh và sẵn sàng để thành công (Hình: Successdynamic.com).

(Hiếu học). “Thành công muộn mằn” là ý muốn chỉ những người lúc nhỏ tỏ ra hết sức bình thường, mãi tới lúc lớn rồi, thậm chí tới gần cuối đời mới bộc lộ tài năng, làm nên sự nghiệp.

Trong lịch sử, những người “thành công muộn mằn” không hiếm. Nhà vật lý học vĩ đại Einstien mãi đến 3 tuổi mới biết nói, sức học trong lớp rất bình thường, 15 tuổi bị đuổi học vì lý do “Học kém! Vô kỹ luật!”. Vậy mà 11 năm sau khi bị nhà trường đuổi học, trên tờ “Tạp chí Vật lý học”, Einstien liên tục phát biểu 5 bài luận văn gây chấn động trong giới khoa học, tạo nên một cuộc cách mạng trong Vật lý học… Hoặc như, nhà danh họa nổi tiếng Trung Hoa là Tề Bạch Thạch, lúc trẻ là thợ mộc, 40 tuổi mới thể hiện tài năng hội họa tuyệt vời…

Có nhiều nguyên nhân xảy ra hiện tượng “thành công muộn mằn” này. Trong đó, điều quan trọng nhất lý giải cho hiện tượng này là: Trí lực con người có mang tính “ẩn tàng”, có một số người không hoàn toàn bộc lộ hết ra ngoài. Những em trí lực đặc biệt tốt thường rất thích suy nghĩ độc lập, có chút lập dị, không thành kiến, không tin hết vào tri thức “sách vở”, không mấy quan tâm tới điểm số, thường hay đắm mình suy tưởng, nên nhiều lúc trông có vẻ “ngẩn ngơ” như kẻ “mất hồn”, nhưng kỳ thực là những em xuất chúng.

Như nhà phát minh vĩ đại Edison chẳng hạn, lúc nhỏ bị coi là học dốt, bài vở kém, từng bị đuổi học vì “lười và hổn láo”. Nhưng về sau, do cần cù tự học, ông đã có trên một ngàn phát minh khoa học, trở thành “vua phát minh” thế giới….

Như nhà Tự nhiên học người Anh Darwin, hồi trung học luôn bị thầy hiệu trưởng quở mắng vì thành tích học tập kém cỏi. Nhưng vì ông rất yêu thiên nhiên, nên say mê thu thập tiêu bản, khảo sát ngoài trời.Tới năm 50 tuổi hoàn thành tác phẩm “Nguồn gốc các loài” nổi tiếng, trình bày “Thuyết tiến hóa” của sinh vật, tạo nên một bước ngoặt trong khoa học…

Cũng có trường hợp tố chất sức khỏe kém, như nhà khoa học Newton, khi sinh ra chỉ cân nặng 1,36 Kg, ai cũng nghĩ cậu bé khó lòng sống nổi. Lớn lên, học kém, chưa học hết trung học đã phải nghỉ học về nhà làm ruộng. Nhưng về sau do nổ lực học tập, cuối cùng đã trở thành nhà Vật lý học quyền uy, một mốc son trong Vật lý học…

Vì thế, nói “thành công muộn mằn” hay đúng hơn là “thành công tiềm ẩn” để chỉ những người có bước khởi đầu từ nhỏ không tốt, nhưng do sự nổ lực lâu dài sau này mà đi tới thành công.

Chúng ta không thể đổi lại những quân bài đã chia, mà chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đã có được đó.” (Randy Pausch).

Tiềm năng trí lực và tố chất của mỗi người mỗi khác, không sao lường hết được. Vì thế, càng sớm tìm được chí hướng của mình bao nhiêu, tức là tìm được lĩnh vực hoạt động mà mình ham thích, khát khao, một công việc mà mình có thể làm việc say mê và đạt kết quả thì càng tốt bấy nhiêu. Muốn thế, cần phải có quan niệm rõ ràng về những nghề nghiệp trong xã hội, không chạy theo định kiến nghề sang, nghề hèn… Mà điều quan trọng nhất nên là hiểu rỏ bản thân mình, biết được tiềm năng, năng lực của mình để chọn nghề phù hợp.

Sau khi đã hiểu rõ vì sao “thành công muộn mằn”, các bạn hãy vững tâm, xây dựng cho mình một niềm tin, tìm sẽ thấy, cửa sẽ mở, chắc chắn bạn đi tới thành công.

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học).

Chúc các bạn luôn vui – khỏe.

Văn Thành công/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Theo: Vì sao thành công muộn mằn (Sách Chìa khóa vàng/NXB LĐXH).

Bài liên quan

Không có đường tắt tới thành công.

(Hiếu học). Mặc dầu điều kiện thành đạt ngày nay dễ hơn trước nhưng không có đường tắt đi đến thành công. Tốt nhất không nên định kiến về bất cứ việc gì trước khi mình thử và có kinh nghiệm thực sự. Hãy cứ thử và chấp nhận thử thách!   

Niềm tin xây dựng thành công.

(Hiêu học). Bạn đã, đang và sẽ đạt được những gì? Bạn có được sự tôn trọng tương xứng với những gì bạn đã cố gắng không? Thật kỳ lạ, ảnh hưởng của bạn đối với người khác nhiều hay ít lại tùy thuộc vào niềm tin của bạn. Không những thế, bạn có niềm tin vào chính bạn còn giúp cho bạn tạo ra những cơ hội mới, có những điều kiện thuận lợi hơn, dễ dàng đạt được những thành công tốt đẹp hơn.  

Thân tự lập thân: Tự lực – tự học.

(Hiếu học). Học tập bậc cao là một quá trình tự học, tự lực gian khổ tìm tòi học hỏi từ mọi người, mọi lúc, mọi nơi… Quá trình lập thân này chính là nền tảng cho sự tự quyết định vận mệnh của chính mình đi đến thành công.    

Nhân cách: Sự thành công và lòng tự trọng.

(Hiếu học). Điều người ta quan tâm là sự thành công của bạn, thành công càng lớn thì sự quan tâm càng nhiều. Đúng, nhưng tự bản thân, sự thành công chỉ có ý nghĩa khi nó được phát xuất cùng với lòng tự trọng, đó là nhân cách.      

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

Cùng chuyên mục