Tạo được lòng tin: Học cách đưa ra và giữ lời hứa.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Muốn học cách đưa ra và giữ lời hứa, bạn cần phải nhận thức được khả năng của bản thân cũng như những tình huống chủ quan lẫn khách quan sẽ xảy ra đối với việc có thể hoặc không thể thực hiện lời hứa…

Khi đưa ra lời hứa với một ai đó hãy suy nghĩ thật kỹ xem mình có thể biến nó thành hiện thực được không? Đừng hứa để rồi quên ngay sau khi hứa, như vậy không chỉ niềm tin dành cho bạn không còn mà uy tín của bạn với những người khác cũng chẳng tồn tại được lâu.Người suy nghĩ chín chắn không dễ dàng nhận lời, còn khi nhận lời họ sẽ thực hiện lời hứa!

Bạn cần học cách suy nghĩ trước khi nhận lời: Trước khi quyết định đưa ra lời hứa bạn nên tự hỏi – “Mình có sẵn lòng và đủ năng lực để gánh vác việc này không?” – Nếu không, chẳng thà bạn đừng hứa còn hơn làm người khác thất vọng vì bạn không thể làm xong việc mà bạn nhận lời. Trong cuộc sống có nhiều cách để chúng ta chinh phục một ai đó vậy nên đừng lợi dụng lời hứa để tạo niềm tin cho người khác. Những gì được xây dựng trên nền tảng dối trá cuối cùng cũng tan vỡ mà thôi.

Để có thể từ chối mà không mất đi tình thân hữu, bạn có thể lựa chọn cách hành động dưới đây:

  • Nói rõ với họ là bạn không có đầy đủ những gì tốt nhất mà họ yêu cầu và giới thiệu lợi ích hoặc chọn lựa người khác phù hợp hơn.
  • Lắng nghe đối phương, đặt ra câu hỏi, dẫn dắt đối phương vận dụng lý luận và khả năng tự mình biết để tìm đáp án.
  • Mỗi ngày đề ra mục tiêu quan trọng mà bạn phải thực hiện, như vậy, khi người khác đề ra yêu cầu với bạn, bạn có thể trả lời, mục tiêu của bạn quan trọng cần làm hơn.
  • Nếu bạn muốn cự tuyệt nhưng cảm thấy khó nói, bạn hãy tỏ ra do dự (không nói được hay không) để họ nhận thức rằng có thể bạn không đáp ứng yêu cầu của họ…
  • Đối với những tình huống vượt ra ngoài dự kiến, bạn phải hứa để ngăn chặn nhiều rắc rối xảy ra (bạn sẽ phải sống với lòng tin bị sút giảm bởi biết mình không thể thực hiện), và rồi sẽ tìm cách khác để khôi phục lòng tin vậy.

Tóm lại, chúng ta thường mang cảm giác có lỗi khi từ chối người khác và nghĩ rằng, đưa ra lời hứa có thể tạo thêm được lòng tin. Tuy nhiên, bạn cần nhận biết rõ nhận lời sẽ hữu ích hơn hay từ chối vì lòng tự trọng, vì không thể thất hứa. Bởi không có gì dễ làm tổn hại lòng tin bằng việc hứa rồi lại không giữ lời. Vì thế, khi người khác yêu cầu một việc mà bạn không muốn đảm nhận, bạn hãy rèn luyện mình để can đảm nói “không”, vì bạn không muốn mình giả dối, và như thế, sẽ có lợi cho chính bạn và cả người khác.

Chúc bạn thành công

Nhã trang (hieuhoc_hieuhoc.com)

Tạo dựng lòng tin: Tiếng nói của những thông điệp. (hieuhoc_hieuhoc.com) Lòng tin là một thứ gì đó chia sẻ và đền đáp giữa những con người với nhau, là tiếng nói của những thông điệp, là thành quả của những điều đáng tin tưởng mà người này trao cho người khác một cách có ý thức…

Bài liên quan

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Nghệ thuật thể hiện lòng trung thực

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thể hiện sự trung thực như thế nào cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật thể hiện lòng trung thực, lòng thành thật của mình rất khác nghệ thuật che dấu sự thật. Chớ nói dối, chớ khéo mồm, khéo miệng, khéo ứng xử để giấu sự thật. Bởi không ai có thể giấu được sự thật, không sớm thì muộn, có khéo léo che đậy cách nào rồi người ta cũng biết…

Cùng chuyên mục