Tăng mức cho vay với sinh viên, học sinh

Mức cho vay tối đa đối với mỗi học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 1,25 triệu đồng/ tháng lên 1,5 triệu đồng/ tháng kể từ ngày 15/6/2017.

Đã cóhàng triệu HSSV nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn để đi học, tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội. Ảnh: Lê Văn.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 751/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV).

Theo quyết định mới, mức cho vay tối đa là 1,5 triệu đồng/ tháng/ HSSV, tăng thêm 250 nghìn đồng/ tháng/ HSSV so với mức cũ đã áp dụng từ 9/1/2016.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí cấp đủ nguồn vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định.

Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2017, áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn đối với HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện được gần 10 năm. Với chính sách này, đã cóhàng triệu HSSV nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vay vốn để đi học, tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định cuộc sống và đóng góp cho xã hội.

Theo: (Giáo dục /Tuyển sinh /VNN)

Bài liên quan

Điểm nghẽn trong cơ chế tài chính giáo dục đại học

Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam, phải tiến hành đổi mới đồng bộ mô hình quản trị và cơ chế tài chính. Một nền GDĐH dù được thiết kết và quản trị tốt đến mấy nhưng nếu không đủ nguồn lực tài chính hoặc nguồn lực không được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả thì nền GDĐH cũng không thể tạo được những đột phá về chất lượng.

Đề nghị sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp cho thực tế.

Vấn đề chuyển giao quản lý giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ban Thường vụ Thành đoàn TP HCM tổ chức ngày 15-5, nhiều ý kiến đề nghị sửa Luật Giáo dục nghề nghiệp cho thực tế.  

Cùng chuyên mục