(hieuhoc_hieuhoc.com) Một trong những vấn đề nan giải mà tân sinh viên thường gặp phải đó là việc tìm nơi ở trọ vừa ý. Chật hẹp, phải chia sẻ không gian, bạn cùng phòng xung đột tính cách, dò xét, nghi vấn nhau và sự khác biệt không ngừng sẽ tạo thành nhiều khó khăn trong sinh hoạt mà sinh viên ở trọ phải gặp. Nên rất nhiều tân sinh viên thay đổi chổ trọ ngay trong 3 tháng đầu tiên sau khi nhập học.
Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong chuyển tiếp từ cuộc sống ở gia đình với cuộc sống xa nhà vì nó đòi hỏi tính cách tự lập và trách nhiệm mới của mình. Đây là một thay đổi toàn bộ lối sống, không có thiết lập thời gian bữa ăn, đi và về vv. Cuộc sống trọ của sinh viên xa nhà là nơi hội tụ cuộc sống xã hội và học tập, và sự cân bằng chỉ có thể được khi biết thích nghi. Vì thế, không ngạc nhiên nếu có bạn sinh viên năm nhất học sa sút hơn so kỳ vọng bởi vấn đề nơi ở trọ
Khi học ĐH, nếu là sinh viên sống xa nhà, bạn có thể chọn cho mình một trong 3 nơi là Kí túc xá, ở nhà người thân và ở trọ. Mỗi chỗ ở đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, bạn nên cân nhắc xem mình phù hợp với điều kiện nào rồi mới chọn lựa nhé. (Xem thêm: Tìm nơi ở cho Tân sinh viên)
– Ở Kí túc xá
Hiện nay kí túc xá ở các trường đại học chỉ đáp ứng khoảng 30% lượng sinh viên của trườngchủ yếu chỉ ưu tiên cho con của các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn do vậy còn khoảng 70% còn lại phải tìm chỗ trọ ngoài.
– Ở với người thân
Thường không như kế hoạch và sự tin tưởng ban đầu. Sự đổ vở thường có nhiều lý do và để tránh mất lòng người nhà của bạn cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ ruột thịt, ngay từ ngày đầu tiên, bạn và gia đình (bố mẹ của bạn) đừng vội cam kết rằng bạn sẽ trọ lâu dài. Hẳn nhiên, nếu bạn cảm thấy thoải mái và ở trọ hết 4 năm ĐH thì quá tốt, nhưng nếu bạn phải sớm ra đi thì sẽ khó xử khi viện lý do ra đi bởi đã lỡ hứa hẹn sẽ trọ học lâu dài.
– Ở trọ
Ở trọ – đó chính là lựa chọn hàng đầu của những bạn SV thích sự thoải mái. Nhưng khó khăn là giá thuê nhà trọ ở thành phố càng ngày càng tăng bởi sự tăng giá của thị trường cũng như nhu cầu nhà trọ của SV ngày càng nhiều.
Ghép nối bạn để cùng thuê cũng khá phức tạp, phải lưu ý khi tìm hiểu về sở thích, cá tính mỗi người. Ngoài ra, cố gắng trung thực nói về bản thân, đặc biệt là khi nói đến các khía cạnh tiêu cực như hút thuốc lá và đi muộn, về khuya.
Cùng thuê với bạn bè bạn đã biết từ trước (khi còn học phổ thông) có thể là một kế hoạch tốt. Nhưng tình bạn có thể thường là mất, sức mẻ nhiều hơn là tăng trưởng khi cùng chia sẻ thuê ổ chung. Nếu bạn và những người bạn cùng phòng của bạn thấy trước những rắc rối khi chung sống, hãy thảo luận ra nội quy chung để cùng giữ cho nếp sinh hoạt và tình bạn tốt đẹp .
Ở đâu thì cũng có mặt lợi và mặt hạn chế. Bởi vậy, tùy vào điều kiện của của mình thế nào mà bạn chọn cho mình 1 nơi ở phù hợp. Nhưng ở đâu đi chăng nữa thì bạn vẫn phải luôn đảm bảo rằng bạn đầu tư được nhiều thời gian cho việc học tập.
Trước hoàn cảnh như vậy nhiều sinh đã lựa chọn phương châm sống “Thư viện là nhà, phòng trọ là ngủ, tiết kiệm cho đủ, tranh thủ bớt khoản chi tiêu – càng nhiều càng tốt, học không để dốt…”
Những gì cần làm cho cuộc sống ở trọ
Dưới đây là một số mẹo hy vọng sẽ giúp thêm cho bạn:
Tôi không biết về bạn, nhưng điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi về nơi trọ là được thoải mái! Đặc biệt có những ngày bạn chỉ muốn ngủ bù. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn có loại quần áo kín đáo nhưng thoải mái. Điều này bao gồm đồ ngủ, gối, và chăn.
– Nỗi nhớ nhà là khá phổ biến cho hầu hết các tân sinh viên. Do đó, mang theo một vật kỷ niệm từ gia đình của bạn có thể giúp đỡ nhớ nhà trong giai đoạn khó khăn.
– Tạo dấu ấn trong phạm vi của bạn sau khi được phân chia. Hãy chắc chắn rằng khu vực của bạn là của chính mình, ngay cả khi tuyên bố đó là một sự hiểu ngầm. Hãy thể hiện nó bằng cách dán áp phích phim mình yêu thích, các ban nhạc, nghệ thuật, danh ngôn hoặc lịch thời khóa biểu của mình. Vấn đề là, khu vực của bạn, bạn tự do thể hiện mình trong bất kỳ cách nào! Tạo một dấu ấn cá nhân để người khác không thâm nhập vào nơi đó.
– Nên có một sở thích. Một điều bạn sẽ muốn làm trong khi bạn đang ở trọ là cố gắng để có được một tâm trí thoải mái, giải tỏa áp lực nơi trường học. Tạo một sở thích nhỏ cho nơi ở của bạn có thể là một cách lành mạnh cho tâm hồn chính mình. Ví dụ, chơi một nhạc cụ như guitar, hoặc một cái gì đó dù tầm thường như đan móc, trồng một cây xương rồng nhỏ… Miễn là nó rất dễ dàng mang theo khi phải di chuyển.
– Internet là một phần thiết yếu của cuộc sống hiện nay. Vì thế, có một máy tính xách tay hoặc máy tính cá nhân là rất tuyệt vời. Trong thực tế, một máy tính xách tay sẽ được đánh giá cao nhất. Bạn không chỉ có thể làm việc, học hành trong phòng riêng của bạn mà sự linh động của máy tính xách tay sẽ cho phép bạn ghi chú bài giảng và học trên thư viện.
Ngoài ra, không phải là vô ích nếu bạn có thể dùng một số loại khóa nhỏ để giữ an toàn cho tài sản riêng hoặc những điều quan trọng. Có thể nó không tác dụng với kẻ trộm nhưng hạn chế được sự tò mò hay vô tình của người khác, nhất là khi bạn không có ở đó. Điều này cũng giúp bạn yên tâm trong lúc đi học, không phải bận tâm về đồ đạc của bạn nơi phòng trọ.
Việc tiếp theo và cuối cùng là hai điều bạn cần thiết phải lưu ý: Ý thức vệ sinh và cách cư xử. Nếu bạn không thực hiện tốt hai điều này, chắc chắn bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm buồn cho cuộc sống ở trọ thời sinh viên. Hãy chắc chắn để giữ không chỉ cho mình gọn gàng, mà cả nơi bạn sống cũng phải sạch sẽ. Hợp tác với các bạn cùng phòng của bạn để giữ cho khuôn viên nơi ở lươn gọn gàng và ngăn nắp.
Chúc bạn luôn vui – khỏe, thân.
Văn Hoàng Chương (hieuhoc_hieuhoc.com)
Hoàn thành 200.000 chỗ ở cho sinh viên
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, phấn đấu hết quý I/2011 đạt khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên với tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Đồng thời, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì việc xây dựng, hoàn thiện Chương trình đầu tư nhà ở cho học sinh, sinh viên (HSSV) các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường dạy nghề thuê giai đoạn 2011-2015, trình Thủ tướng trước ngày 10/11/2010.
Bộ Xây dựng cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương liên quan rà soát cụ thể tiến độ giải ngân năm 2009, 2010, có biện pháp đôn đốc, kiểm tra các địa phương, đơn vị triển khai chậm, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành dứt điểm kế hoạch xây dựng ký túc xá sinh viên vào cuối năm 2011.
Thông tin của Bộ Xây dựng cho biết, trong 2 năm 2009-2010 các dự án nhà ở sinh viên đã được phân bổ tổng số vốn là 5.500 tỷ đồng. Đến ngày 31/8/2010 đã giải ngân được hơn 3.800 tỷ đồng, đạt 70% tổng số vốn đã được phân bổ.
Theo kế hoạch, năm 2011 có mục tiêu xây dựng được 1,5 triệu m2 sàn/năm. Hiện nhiều địa phương đã chuẩn bị đất sạch, lập dự án đầu tư và chọn nhà thầu tư vấn. Một số địa phương đã ưu tiên dành những khu đất được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, với vị trí thuận lợi như khu nhà ở sinh viên tập trung của Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hưng Yên… (Theo Chinhphu.vn)