(hieuhoc_hieuhoc.com) Nhiều người tin rằng thành công của một người được đo lường bằng việc người ấy kiếm được bao nhiêu tiền hoặc tập trung vào địa vị có được. Nhưng chúng ta thật sự cảm thấy thành công, cảm thấy được sống một cuộc sống tốt đẹp là khi nào?
Đó là một buổi tối mùa hè trước khi quyển sách được xuất bản, lúc tôi nhìn vào bản thảo đã hoàn tất lần đầu tiên như là một bản hoàn chỉnh. Tôi đã quyết định đọc một vài phút và xem nó như thế nào. Hai tiếng sau, tôi vẫn đang đọc. Mắt tôi ướt lệ. Tôi đã rất tự hào. Bất kể ai nghĩ gì, thì tôi cũng đã làm được những gì tốt nhất mà tôi có thể. Tôi đã nối kết với công việc này, được sinh ra từ nơi nào đó sâu thẳm bên trong tôi.
Niềm vui nằm trong việc “đang viết”, trong việc biết rằng bạn là “một tác giả”. Kinh nghiệm đó đã giúp tôi bắt đầu tìm kiếm ở những nơi khác, những nơi nội tại, những nơi mà ở đó tôi cảm thấy thật sự hài lòng về công việc của tôi, bất kể ý kiến của những người khác. Sự thành công nằm trong công việc, tôi nhận ra rằng sự thật đó quan trọng như thế nào.
Một tối chủ nhật, chúng tôi đã có một bữa cơm gia đình và tôi có thêm sự hiểu biết sâu sắc trong mối quan hệ của tôi với sự thành công, một kinh nghiệm hiếm hoi nhưng quý giá.
Lâu nay, thỉnh thoảng tôi cảm thấy không được đánh giá đúng mức. Nên tôi lấy bữa ăn buổi tối nay như là một cơ hội để bày tỏ những cảm giác không vừa lòng của tôi. Nói cụ thể, tôi đã bắt đầu than vãn là dường như không ai đọc những bài báo và những cuốn sách của tôi, “những thứ đã nuôi sống gia đình này”. Tôi muốn có ý kiến phản hồi, tôi đã nói, nhưng điều tôi thật sự không ngờ là một vài cái vỗ nhẹ trên lưng.
Không giống như cha của nó, cô con gái lúc ấy được 18 tuổi của tôi, Amanda, bằng trực giác hiểu tất cả chuyện này. Sau những lời càu nhàu của tôi chạm tới cực điểm của mọi người, nó đáp lại: “Ba! Ba nên biết rằng, thậm chí nếu ba đoạt được giải Nobel vì những cuốn sách của ba thì con cũng sẽ không yêu ba nhiều hơn như con đã yêu ba.”
Amanda biết điều tôi cần phải nghe. Có gì khác để nói? Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy rằng cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa, rằng chúng ta đã tạo ra sự khác biệt trong thế giới của chúng ta. Thế giới đó bắt đầu với gia đình và bạn bè của chúng ta. Nó bắt đầu với việc làm được một cái gì đó có ảnh hưởng một cách tích cực đến họ và cuộc sống của họ.
Sự thành công mang tính cá nhân. Sự thành công mang tính đa chiều. Khi tôi được hỏi tôi đo lường sự thành công như thế nào, tôi nhớ về những năm tháng tìm kiếm để nhìn thấy nó một cách tổng thể. Tôi nhớ về những lời của Amanda.
Đối với tôi, sự thành công là làm những gì tôi tin rằng tôi được sinh ra để làm. Đó chính là cảm giác ở trên con đường số phận của bạn, có một thiên hướng, một ơn kêu gọi, chứ không phải chỉ một sự nghiệp.
Trong cuộc sống, sự thành công có nghĩa là tôi chọn và tạo dựng một cuộc đời mà nó cho phép tôi được sống với những giá trị của tôi hàng ngày. Những nhà nghiên cứu tâm lý học tài danh như Giáo sư Todd Kashdan thuộc Trường Đại Học George Mason phân biệt rõ hơn giữa “cảm thấy tốt” và “làm tốt”, “cảm thấy tốt” tạo ra một ham muốn ngày càng tăng đối với niềm vui (các giảng viên gọi nó là “vòng xoay của chủ nghĩa hưởng lạc” (hedonic treadmill)) và “làm tốt” điều mà kết quả nghiên cứu cho thấy dẫn đến hạnh phúc lâu dài. Khi những nhà tâm lý học so sánh sự khác biệt của những kết quả nghiên cứu mà trong đó những sinh viên làm điều gì đó mà mang đến cho họ niềm vui và sau đó thực hiện hành động tốt đẹp không vì bản thân, kết quả cho thấy hành động sau có một tác động sâu sắc đến sự hạnh phúc, “làm tốt thì tốt cho bạn.”
Như vậy bạn sẽ đo lường sự thành công như thế nào? Thước đo của bạn là gì, chuẩn đo mà bạn sẽ sử dụng trong kế hoạch số phận của mình để biết liệu bạn có đang đúng đường không hay đã lạc mất? Trở ngại đối với các ‘trí thức” là góc nhìn của các bạn có thể bị bóp méo bởi việc định hướng thành công với thành tích, dẫn đến sự bồn chồn. Bạn sẽ thấy khó khăn để thưởng thức “sự thành công”, khó khăn để biết đủ, để bằng lòng.
Tôi sẽ kết luận nguyên tắc sống này bằng việc chia sẻ một tấm gương với bạn, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự kiểm tra. Đó là một cách nhìn về sự đo lường thành công từ những kinh nghiệm của một thạc sĩ Quản trị kinh doanh Net Impact – Châu Âu. Cô ấy ở Costa Rica và đã gặp một người đàn ông 24 tuổi tên là Danly, người đang làm việc cho một công ty tàu bè địa phương. Họ đang nói chuyện về môi trường, về Columbus, và về triết lý thông thường khi anh Danly nói: “Trước kia, khi tôi còn hút thuốc, nếu cho cuộc sống thứ hai, tôi muốn trở lại như là một người không hút thuốc. Bây giờ tôi đã bỏ thuốc, tôi hạnh phúc, tôi chỉ muốn là tôi.”
Anh đã kể rằng, anh có gia đình và những người bạn tốt, một công việc anh yêu thích và một cuộc sống cộng đồng phong phú. Công việc là một hướng dẫn viên trên tàu và học vấn chỉ tốt nghiệp phổ thông nhưng Danly quan sát và thấy: “Anh là một trong những người biết suy nghĩ, có kiến thức và quyến rũ mà tôi từng gặp được”. Trung bình anh ấy chỉ kiếm được khoảng 60 đô la một ngày, nhưng với công việc anh ta được du lịch khắp thế giới, gặp gỡ những người thú vị, học những ngôn ngữ và các phong tục khác nhau. Anh ấy còn có thể muốn gì hơn nữa?
Nhưng chính lời tuyên bố của anh ấy về việc muốn trở lại một cuộc đời thứ hai để là chính anh ấy thì thật sự gây sốc đối với cô Thạc sĩ này. Cô ấy tự hỏi mình:
Khi còn là học sinh, cứ nghĩ vào Đại học làm sinh viên là thành công. Nhưng khi ra trường, liệu có bao nhiêu Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ… hạnh phúc với bản thân họ và với cuộc đời của họ nếu định hướng thành công với thành tích?”
Câu trả lời của thực tế là: “Rất ít!” Còn bạn sẽ trả lời nó như thế nào? Bạn suy nghĩ, đo lường thành công như thế nào? Với những đam mê gì làm bạn phấn khích khi bước ra khỏi giường mỗi sáng? Và bạn sẽ thay đổi gì về bản thân mình để sống cân bằng hơn, nếu bạn có thể? Tại sao?
Văn Hoàng (theo: “More than money” – Mark S. Albion)/(hieuhoc_hieuhoc.com)