Suy nghĩ để chọn lựa về bậc Đại học và nghề nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hãy suy nghĩ thật kỹ về con đường mà mình sẽ chọn lựa khi chuẩn bị vào đời. Có cần phải vào Đại học bằng mọi giá? – Để rồi sau đó, dù biết mình đang lãng phí thời gian và tiền bạc cho việc theo đuổi ngành học không phù hợp với khả năng và nguyện vọng, nhưng lại không dám bỏ học để tìm cho mình một lối đi khác!

Lựa chọn hướng đi đúng có ý nghĩa quyết định kết quả phấn đấu của cả cuộc đời sau này. Việc lựa chọn con đường vào Đại học hay các trường trung cấp, dạy nghề… là tùy thuộc vào trình độ học lực, năng khiếu bản thân cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình.

Không ai phủ nhận học vấn, bằng cấp mang lại sự tự tin và là tấm giấy thông hành để bước vào đời. Nhưng không có mẫu số thành công giống nhau cho tất cả mọi người, không học được Đại học thì vẫn còn nhiều cách khác để thành công và trưởng thành.

Các bạn nên biết một điều rằng,có những bằng cấp mang lại cho ta lương bổng hậu hĩ, nhưng cũng có những bằng cấp chẳng cho ta lợi ích gì (thậm chí có để mà “khoe” thôi, cũng chẳng mấy ai để ý!). Mà kỹ năng nghề nghiệp mới chính là thứ thật sự cần thiết, chính tay nghề lại làm nên sự khác biệt về thu nhập, và chính khả năng giải quyết công việc của bạn quyết định bạn được trả lương ở mức nào chứ không phải bạn đã học ở đâu.

Tóm lại, Đại học không phải là con đường duy nhất để bước vào đời. Các bạn đừng vì áp lực, bằng mọi cách, với mọi giá để có mặt ở một trường Đại học nào đó bất chấp nó có phù hợp với tính cách, sở trường của mình hay không (nhất là đối với các bạn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn). Vì vậy, hãy xác định cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp, bình tâm suy xét, lựa chọn cơ hội phát triển cho mình với các kỹ năng mà thị trường lao động cần để sẵn sàng hòa nhập vào xã hội bên ngoài.

Chúc các bạn thành công.

Bài 2:Những nghề danh giá mà không cần bằng Đại học. (hieuhoc_hieuhoc.com) Có những nghề cũng “danh giá” mà không cần bằng Đại học, chỉ cần học lấy chứng chỉ chuyên môn như: CNTT, An toàn thông tin trên mạng; Điều dưỡng; Xây dựng; Du lịch, Quản lý khách sạn; nhà văn, nhà báo; Kinh doanh, bán hàng… Ngoài ra, còn khá nhiều nghề như dịch vụ cộng đồng, chăm sóc sắc đẹp, trang trí – thiết kế nội thất… cũng không đòi hỏi lao động phải có bằng Đại học.

Ngọc Trâm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tôi học ngành-nghề gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com).“Dù rằng mình nắm giữ chìa khóa cuộc đời. Nhưng phải sử dụng nó thật là khó. Đến nay, tôi vẫn chưa xác định được ngành nghề gì là thích hợp, là sở trường của mình. Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì?” Đó là tâm sự của rất nhiều bạn trẻ (Pikachu, Lê Ng.,Mai Tiên….) gởi đến với Hiếu Học.    

Nếu con đường bạn sẽ đi, không mang tên Đại Học.

(HieuHoc.com)Cơ hội không nhất thiết là mình phải đạt được những thứ giống người khác đạt được. Không vì người ta đỗ đại học, mình cũng phải đỗ đại học mới gọi là có cơ hội. Phần lớn do quan niệm của xã hội, áp lực bởi kỳ vọng của cha mẹ và sự hướng nghiệp chưa đầy đủ của nhà trường nên chúng ta hoang mang khi phải lập nghiệp trên con đường không mang tên đại học. Tuy nhiên dù hoàn cảnh thế nào, chúng ta vẫn có thể có cơ hội để vươn lên nếu chúng ta không tự làm mình gục ngã. Nếu con đường bạn sẽ đi không mang tên là đại học, nếu bạn không có kế hoạch ôn luyện để thi lại (vài) lần nữa, bạn vẫn còn có nhiều cơ hội khác để chọn lựa, hãy đừng phân vân, một trong số những con đường ấy mang tên: Dẩn Thân và Lập Nghiệp.

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao? Vì sao?

Cùng chuyên mục