Sự thẳng thắn và cởi mở trong công việc

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thẳng thắn và cởi mở trong công việc là khả năng thực hiện những phê bình tích cực, quan tâm và có mục đích. Thẳng thắn là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể cho đi nếu quả thật nó xuất phát từ một nơi mà bạn đủ quan tâm người kia đến mức muốn họ hoàn thiện hơn. Ngoài ra, nó cũng là một con đường hai chiều: Bạn cần phải nói sự thật với người khác và được nhận lại cũng sự thật.

Cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta cần phải và nên vận hành theo nguyên tắc cởi mở và thẳng thắn. Bởi các công ty đều không tránh được các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa các nhân công. Sự thành công của công ty phần nhiều đến từ sự đoàn kết hợp sức từ toàn bộ tập thể công nhân viên công ty. Vì vậy, việc quản lý nhân lực, bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý cần quan tâm, giải quyết và thỏa mãn các vấn đề của nhân viên…

Và có một vấn đề lớn nhất mà chúng ta thường gặp phải khi làm việc với khách hàng khắp thế giới là sự vắng bóng của quá trình giao tiếp cởi mở, trung thực, tôn trọng và nghiêm túc. Trong giới kinh doanh và trong công việc nói chung, thiếu sự thẳng thắn chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả tệ hại và cũng là thủ phạm chính đưa đến oán giận…

Nếu chúng ta muốn cho đi và nhận về sự thẳng thắn thì chúng ta phải hành động để điều đó xảy ra. Nếu người mà bạn quan tâm không thẳng thắn (che giấu sự thật về chính bạn hay hành động của bạn), chắc hẳn phải có lý do. Có thể vì bạn thể hiện ra bên ngoài cho họ thấy rằng, bạn không thực sự muốn lắng nghe sự thật.

Vì sao chúng ta không muốn lắng nghe sự thật? – Một phần lý do là vì chúng ta sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng lan truyền đến toàn bộ sự nghiệp. Như thể bạn sai về một điều, có thể giống như bạn sai về mọi thứ! Nhưng thực tế, mọi người đều có một số điều sai và một số điều đúng. Mỗi người đều giỏi về một số mặt và không giỏi lắm về một số mặt khác. Một khi chúng ta thừa nhận rằng, những điểm yếu sẽ không phủ định những điểm tốt của mình, chúng ta có thể phân loại các chỉ trích và không để nó xâm chiếm toàn bộ con người mình.

Tuy nhiên, bạn không phải thẳng thắn với tất cả mọi người ngay từ đầu. Hãy thử nghiệm với những người mà bạn tin tưởng và trong những môi trường không có quá nhiều bất lợi. Như hỏi cấp trên đánh giá thế nào về kết quả làm việc của bạn… (bạn nên làm việc này một cách thường xuyên). Thêm vào đó, tìm hiểu xem định hướng nghề nghiệp của bạn có phù hợp và liệu những kỳ vọng trong công ty có thay đổi vì một lý do nào đó? Bởi vì ai cũng biết là thời thế luôn thay đổi và cứ giả định thì sẽ rất nguy hiểm.

Như chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn “trượt chân”? Hãy là người đầu tiên thú nhận. Bạn sẽ được thưởng xứng đáng vì sự trung thực và can đảm nếu bạn chủ động đề nghị giải pháp giải quyết vấn đề. Nên nhớ xin lỗi về sai lầm, đưa ra hành động chỉnh sửa hay giải pháp để giảm nguy cơ lập lại sai lầm tương tự. Vấn đề bây giờ là hãy làm đúng với lời hứa, thẳng thắn và phản hồi cởi mở hơn!

Chúc bạn thành công

Chí Thông tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài 2: Tránh những sai lầm từ sự thẳng thắn . Thẳng thắn với người khác đôi khi không mang đến kết quả n hư mong đợi. Để có thể nghe được sự thật từ mọi người chúng ta phải thể hiện thái độ thẳng thắn và cần tránh những sai lầm như thế nào?

Bài liên quan

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Tránh những sai lầm từ sự thẳng thắn.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Thẳng thắn với người khác đôi khi không mang đến kết quả như mong đợi. Và để có thể nghe được sự thật từ mọi người, chúng ta phải thể hiện thái độ thẳng thắn và cần tránh những sai lầm như thế nào?

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

  (Hiếu hoc.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Cùng chuyên mục