(hieuhoc_hieuhoc.com) Có khi nào bạn tự hỏi tại sao có những người lúc nào trông cũng tươi vui, lạc quan? Thật ra ai cũng gặp phải những điều không hài lòng, nhưng điều quan trọng là có bí quyết yêu đời cho riêng mình: Sống trọn vẹn từng phút giây, mỗi chúng ta sẽ phải tự ra quyết định giá trị nào mà chúng ta muốn.
Người lạc quan chủ động:
“100 ngày thì có đến 99 ngày bế tắc, chỉ có 1 ngày là le lói những ý tưởng mới. Nhưng quan trọng là ý tưởng đó, sự đam mê theo đuổi ý tưởng đó đủ đem đến niềm tin cho mình 99 ngày còn lại…”
Không ít người nghĩ rằng sẽ không học được gì từ tính ích kỷ, thực dụng, tham vọng, đố kỵ… Nhưng chính những tính không tốt đó cũng chỉ ra cho bạn những bài học không kém phần quan trọng trong cuộc sống như sự nổ lực, thực tế hơn, xác định được mục tiêu sống…
Với những rắc rốii nho nhỏ như cái áo sơ mi trắng tự nhiên bị dính vết mực dài, xe đạp dở chứng đứt dây sên hay rắc rối “tầm cỡ” như bạn đang đi chơi cùng cả lớp thì quần của bạn bị rách toạc ngay đầu gối… Lúc này thay vì phàn nàn, bực bội thì người “lạc quan” nghĩ một cách vui vẻ:
– Dùng thuốc tẩy là có thể đánh bay vết mực, nếu vết mực còn mờ mờ thì mình có dịp chia sẻ quần áo với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
– “Xe đạp hư à? Lâu ngày mình không đi bộ. Hôm nay tập thể dục bù vậy! Mai mốt trước khi đi xe phải kiểm tra cẩn thận mới được”. Còn chuyện cái quần rách đầu gối thì người lạc quan sẽ tìm cách giải quyết nhanh chóng như xé luôn ống quấn còn lại và tạo ra phong cách mới cho mình.
– Người lạc quan còn chủ động “dễ thương hóa cuộc sống” bằng cách tự thưởng như: trong tuần không quên khen mình, làm cho căn phòng mới hơn một chút; tham gia những cuộc thi cấp trường, cấp quận để nâng cao sự tự tin, đi du lịch cùng với người mình yêu thương nhất…
Đương đầu với nỗi buồn đau
Một số người cảm thấy không điều gì có thể làm cho họ yêu đời trở lại. Từ đó họ bắt đầu uống rượu hoặc các chất gây kích thích khác một cách thường xuyên. Số khác lại thấy cáu giận và muốn hành hạ bản thân mình hoặc người khác, nhưng nỗi buồn thậm chí không giảm đi mà còn tăng lên. Sau đây là một số điều bạn không nên làm:
· Đừng sợ hãi nỗi buồn.
· Đừng chối bỏ lỗi lầm mà hãy biết chấp nhận nó.
· Đừng tự cô lập mình hoặc tỏ ra bốc đồng với mọi người xung quanh.
· Đừng tạo thêm nỗi buồn.
· Đừng e ngại thừa nhận lỗi lầm hay nhờ người khác an ủi.
· Không nên dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
· Quan trọng nhất là đừng đánh mất niềm tin.
Bận rộn cũng là một phương pháp tốt: Thật khó khăn khi phải đương đầu với nỗi buồn và đau khổ. Hãy dành cho mình nhiều thời gian để dọn dẹp, trang trí nhà cửa hoặc hứng thú với một sở thích mới. Khi tập trung làm việc, bạn sẽ ít nghĩ tới những chuyện không vui.
Tự mình quyết định giá trị
Ai cũng muốn tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Tuy nhiên, chuyện cân bằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống cũng giống như bạn vừa tập trung cho nồi thịt trên bếp, vừa chú ý tới cái bánh đang được nướng trong lò đồng thời canh chừng máy xay sinh tố đang chạy. Thay vì tự khiến bản thân luống cuống với ngần ấy thứ, tập trung cho từng “món” một sẽ giúp mọi việc đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Bạn không thể nào lấy lại được cân bằng nếu bị quá nhiều thứ lộn xộn, rối rắm bủa vây. Tóm lại, chúng ta chỉ nên dừng ở mức là bảo mình không nên làm gì, chứ không nên bảo mình phải làm gì và phải làm như thế nào. Bởi bạn có thể làm được nhiều hơn những gì mình nghĩ. Điểm mấu chốt là đừng để nếp nghĩ tiêu cực “tôi-không-thể” khiến mình sợ hãi. Bạn hoàn toàn có khả năng tự mình quyết định sống cuộc sống trọn vẹn và thậm chí còn nhiều hơn nữa.
Theo Glamour / Như Huyền (hieuhoc_hieuhoc.com)