Số lượng sinh viên đại học tại Úc gia tăng

(Hiếu học) Số liệu mới nhất cho biết tỉ lệ sinh viên nhập học ở Úc đã tăng 10% trong vòng hai năm qua. Một chính sách mới có hiệu lực từ năm 2012 giúp xóa bỏ giới hạn số lượng sinh viên nhập học bậc đại học và cao đẳng.

Úc đang mở rộng hệ thống các trường đại học là để mang lại cơ hội học tập cho mọi người. (ABC)

“Kết quả tốt như mong đợi”

Ông Chris Evans, Bộ trưởng Phụ trách Giáo dục bậc cao, ca ngợi công cuộc cải cách giáo dục của đảng Lao động bởi đảng này sẽ xóa bỏ giới hạn số lượng sinh viên nhập học bậc đại học và cao đẳng.

“Chính sách này sẽ mở ra cơ hội theo học bậc đại học hoặc cao đẳng đối với một số người không đủ điều kiện trước đây”, Nghị sĩ Chris Evans nhận định.

Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chính sách này có hiệu lực vào năm 2012?

Ông Evans cho rằng số lượng sinh viên bậc đại học “sẽ tăng vượt mức mong đợi” cho đến khi đạt đến mức ổn định. Các trường đại học khác nhau sẽ có tỉ lệ tăng không đồng đều. Chính sách mới sẽ cho phép các trường đại học lập kế hoạch tuyển sinh đa dạng.

Trường Đại học Tây Sydney là một ví dụ điển hình do có tỉ lệ sinh viên tăng lớn nhất: thêm 4000 sinh viên mới nhập học. Trường đã thu hút nhiều sinh viên từ các vùng ngoại ô phía Tây Sydney. Những sinh viên này sẽ không có cơ hội tiếp tục học tập nếu không có chính sách mới.

Số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở các khu vực vùng sâu vùng xa hẻo lánh cũng đang trên đà tăng cao. Các sinh viên này phần lớn xuất thân từ các gia đình không giàu có, tầng lớp hạ lưu. Điều này cho thấy ngành giáo dục bậc cao tại Úc đã đạt được những kết quả tốt như mong đợi.

Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý ví dụ như số lượng sinh viên tại Đại học Sydney chỉ tăng 4% trong năm 2010, Đại học Quốc gia Úc có tỉ lệ tăng tương đương. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên nhập học tại Đại học Melbourne lại giảm.

Theo Thượng nghị sĩ Evans, điều này phản ánh thực tế rằng một số trường đại học lớn quyết định không nâng số lượng sinh viên. Một số trường bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng. Một số trường khác, ví dụ như Đại học Melbourne, dự định tuyển sinh thêm sinh viên bậc cao học. Do vậy, mỗi trường đưa ra quyết định riêng về tương lai của mình và quyết định đó hoàn toàn phù hợp.

Vậy khi giới hạn được xóa bỏ vào năm 2012, liệu số sinh viên ở các trường đại học lâu đời và danh giá có gia tăng hay không?

“Tôi cho rằng một số trường không muốn gia tăng số lượng lớn sinh viên so với mức hiện tại. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng sẽ ở các khu vực nơi tập trung các trường Đại học ở các vùng nông thôn hoặc tiểu vùng hay ngoại ô”, ông Evans cho biết.

Nhu cầu người lao động tay nghề cao

Về mục tiêu 40% dân số Úc trong độ tuổi từ 25-34 có trình độ cử nhân, ông Evans cho biết số lượng thống kê cho thấy tương lai rất hứa hẹn. Một vài số liệu từ các trường đại học cho thấy mục tiêu này sẽ đạt được sớm hơn dự kiến. Xu hướng này sẽ còn thể hiện rõ hơn nữa khi chính sách mới được áp dụng vào năm sau.

Tuy nhiên, trong khi một số trường đại học đang dự kiến tăng mạnh số lượng sinh viên thì một điều cần quan tâm hiện nay là phải đảm bảo tỉ lệ tăng bền vững.

Cũng theo ông Evans, với chiều hướng gia tăng lượng sinh viên hiện nay, nước Úc sẽ có thể đạt mục tiêu đáp ứng được nhu cầu người lao động tay nghề cao như chỉ tiêu từ Tổ chức Kỹ năng Úc (1/3 số người lao động sẽ có bằng cử nhân vào năm 2025).

Một trong những lý do Úc đang mở rộng hệ thống các trường đại học là để mang lại cơ hội học tập cho mọi người, nhằm đảm bảo có đủ nguồn nhân lực làm các công việc đòi hỏi tay nghề cao, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và tạo ra của cải cho xã hội.

Với những ưu điểm về chất lượng đào tạo, ngôn ngữ, địa lý, điều kiện sinh hoạt và thủ tục cấp visa, nước Úc trở thành điểm đến hàng đầu của các sinh viên lựa chọn con đường du học.

Ngoài các chương trình học bổng của Chính phủ Úc, hàng nghìn du học sinh Việt Nam đã đi học theo hình thức tự túc hoàn toàn kinh phí, chủ yếu là hệ cử nhân.

Từ tháng 4 năm 2000, Đề án Đào tạo cán bộ tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là 322), cũng đã đưa hàng trăm sinh viên sau đại học tới Úc.

Theo số liệu của Văn phòng Giáo dục quốc tế Úc (AEI), vào năm 2006, có gần 7000 du học sinh Việt Nam ở Úc, năm 2007 là 8000 và năm 2008 là hơn 13.000. Đến tháng 5/2009, con số này là gần 16.000, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp khủng hoảng kinh tế. Với tỉ lệ gia tăng nhanh nhất, Việt Nam đứng thứ bảy về số lượng du học sinh ở Úc.

Cho đến năm 2010 đã có hơn 25.000 sinh viên Việt Nam ở Úc, và vị trí của Việt Nam là thứ tư, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Theo thống kê mới nhất, riêng hai tháng đầu năm 2011 đã có gần 13.000 sinh viên Việt Nam nhập học tại Úc.

Nguồn (University enrolments jump 10 per cent/Bayvutau.com).

Bài liên quan

Tự tìm học bổng du học

Từ nhiều năm qua, tự tìm học bổng du học là một phong trào sôi nổi của học sinh ở trường THPT Hà Nội – Amsterdam, ngôi trường danh giá nhất Thủ đô. “Em phải đến Harvard...” không chỉ là tựa của một cuốn sách dịch của Trung Quốc ăn khách cách đây mấy năm mà còn là hiện thực của nhiều cựu học sinh   

Thư giới thiệu cho học bổng và du học.

Làm sao để có được một lá thư giới thiệu phù hợp với mong muốn của bạn? - Hầu hết mọi trường cao đẳng và đại học nước ngoài đều yêu cầu thư giới thiệu trong quá trình tuyển sinh, đặc biệt là các chương trình học bổng.

Bí quyết săn học bổng du học.

(Hiếu học). Có rất nhiều điều bạn cần phải trang bị nếu muốn săn học bổng du học. Tuy nhiên, nắm được “bí quyết” và có kế hoạch chuẩn bị, bạn cũng có thể thành công dù thành tích học tập không quá xuất sắc.  

Cùng chuyên mục