Sẽ thay thế điểm sàn chung bằng điểm sàn riêng từng trường?

Bộ GD-ĐT sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết nên xác địnhđiểm sàn chung toàn quốc hay điểm sàn riêng của từng trường.

Thí sinh tham khảo thông tin nộp hồ sơ xét tuyển ĐH năm 2016. Ảnh: Lê Văn.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới tuyển sinh, nhiều chuyên gia và trường ĐH đề nghị Bộ không nên qui định điểm sàn vì thực tế điểm sàn không còn nhiều ý nghĩa như khi tổ chức thi “3 chung”.

Mặt khác việc qui địnhđiểm sànchung không phát huy được tính năng động, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều kiện của từng trường và yêu cầu của từng ngành đào tạo cũng như đồng bộ với chính sách chất lượng của trường.

“Vì thế, dựa vào thực tế tuyển sinh năm 2015 và năm 2016 và căn cứ vào Quyết định số 1981/QĐ-TTg của TTg CP về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, năm nay Bộ dự kiến chỉ qui định điều kiện cần đối với thí sinh là tốt nghiệp THPT còn các trường ĐH qui định điều kiện đủ để nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển” – ông Ga cho hay.

“Nghĩa là, thay vì Bộ qui định một ngưỡng sàn chung thì giao cho các trường qui định ngưỡng này tùy thuộc vào ngành nghề đào tạo, uy tín, chiến lược phát triển của trường”.

Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng dự đoán được băn khoăn của dư luận khi bỏ điểm sàn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, nhất là với những trường chưa xây dựng được uy tín. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, nhiều trường vẫn chạy theo số lượng, thiếu sự sàng lọc trong quá trình đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo có thể bị giảm sút nếu không kiểm soát kỹ đầu vào.

“Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là một trong những yếu tố liên quan đến chất lượng đào tạo nên Bộ GDĐT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia, đánh giá tác động của các phương án khác nhau theo hướng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường phù hợp với năng lực thực hiện tự chủ” – ông Ga nói.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trao đổi thống nhất với các trường tại cuộc họp Hiệu trưởng các trường ĐH sắp tới để quyết định phương án xác địnhđiểm sànphù hợp”.

Đối với lo lắng về việc cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng dẫn đếnthí sinh ảo, Bộ GD-ĐT khẳng định, dù đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên và trong đợt xét tuyển chính (đợt 1), thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký do đó sẽ không xảy ra hiện tượng thí sinh ảo.

Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, năm nay, việc công bố kết quả thi do các Sở GD ĐT thực hiện; việc xét tuyển ĐH do các trường thực hiện; cổng thông tin tuyển sinh chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ cơ sở dữ liệu để các trường khai thác, xét tuyển và chạy phần mềm thống kê nguyện vọng giúp các trường loại bỏ “thí sinh ảo” do đó hệ thống năm nay chạy nhẹ tải hơn nhiều nên khó có thể xảy ra nghẽn mạng.

Tháng 5-2017, công bố các dạng đề thi

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đầu tháng 10-2016, Bộ GD-ĐT đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017, cuối tháng 1-2017 sẽ tiếp tục công bố 14 đề thi thử nghiệm tiếp theo để thí sinh và các trường có thêm cơ sở tham khảo, vận dụng trong dạy học và ôn tập. Bộ GD-ĐT đang tích cực triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi. Bộ đề thi theo bài thi này sẽ được công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5-2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị tốt cả về kiến thức, tâm thế và kỹ năng để tham gia kỳ thi đạt kết quả cao.

Theo: (Giaoduc/VNN)

Bài liên quan

Kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ năm 2017

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 có 5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). 

Cùng chuyên mục