Sẽ phải tiếp tục thực hiện các kỳ thi tuyển sinh ĐH

(hieuhoc_hieuhoc.com) “Do nhu cầu thi và được vào học ĐH cao hơn 3 lần với chỉ tiêu hiện có, do đó kỳ thi ĐH sẽ phải tiếp tục kéo dài. Chỉ khi nào mạng lưới các trường ĐH, CĐ được mở rộng đủ đáp ứng nhu cầu học cho tất cả học sinh mới có thể dứt điểm tuyển sinh.”

Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã trả lời báo chí về vấn đề đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ như vậy tại cuộc họp báo đình kỳ quý II năm 2011 ngày 10.9 tại Hà Nội. – (Thứ trưởng Bùi Văn Ga)

* Kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011 được đánh giá là đã kết thúc thành công, an toàn và nghiêm túc. Tuy nhiên, tỷ lệ thí sinh vi pham bị xử lý kỷ luật vẫn tăng hơn 70 so với năm 2010? Ý kiến của thứ trưởng về con số này?

– Đúng như nhận định của bộ, đợt II của kỳ thi ĐH, CĐ với nhiều môn tự luận, số thí sinh mang tài liệu vào phòng thi tăng. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều bị giám thị đình chỉ ngay. Năm nay bộ mở rộng cơ hội cho thí sinh trong việc NV2, NV3 có thể nộp vào rồi rút ra nhiều lần với điều kiện chỉ cần trên điểm sàn. Đây cũng là điểm có lợi cho thí sinh vì bộ mong muốn các em đều có chỗ học. Nhưng các em vẫn mang điện thoại, tài liệu là đã tự đánh mất cơ hội học của mình. Các thí sinh năm sau phải cẩn thận, để không có vi phạm kỷ luật trường thi, nhằm ảnh hưởng kết quả thi của mình.

“Thực tế, mỗi năm có gần 2 triệu thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ và số đến dự thi cũng xấp xỉ 1,5 triệu, nhưng chỉ tiêu mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nên việc thi ĐH, CĐ sẽ còn kéo dài.”

* Lại một kỳ thi nữa khép lại, vậy liệu vấn đề đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có tiếp tục được đặt ra? Nếu đổi mới thì phương hướng thay đổi sẽ là gì, thưa thứ trưởng?

– Đây là công việc trọng tâm mà bộ đặt ra, dự kiến từ nay 2015 sẽ có đổi mới. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình, có thời gian để các em học sinh phổ thông có cách học, thay đổi cho phù hợp. Bộ sẽ từng bước công bố để các em có kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu thi và vào học cao hơn 3 lần với chỉ tiêu chúng ta có. Thực tế, mỗi năm có gần 2 triệu thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ và số đến dự thi cũng xấp xỉ 1,5 triệu, nhưng chỉ tiêu mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nên việc thi ĐH, CĐ sẽ còn kéo dài.

Hiện bộ đang mở rộng mạng lưới ĐH, CĐ. Chỉ khi toàn bộ 1 triệu học sinh phổ thông có nhu cầu và có thể vào học ĐH được, như vậy áp lực thi sẽ không còn. Lúc đó, chúng ta chỉ còn thi vào ĐH nghiên cứu tầm cao, ĐH tinh hoa thì mới dứt điểm tuyệt sinh. Còn khi cầu lớn hơn cung thì vẫn phải tiếp tục thi tuyển.

* Thưa thứ trưởng, đề thi năm nay được đánh giá là tương đối dễ thở, liệu có thể hiểu đây là cách khiến điểm sàn năm nay thay đổi?

– Chủ trương xuyên suốt của bộ trong việc ra đề là đề không quá khó, quá phức tạp, phải có tính phân hóa cao, phân loại thí sinh hợp lý. Có thể thí sinh điểm tuyệt đối ít đi nhưng thí sinh đạt điểm trung bình có thể tăng lên, như thế phổ điểm rộng ra, các trường có thể tuyển được nhiều thí sinh vào học. Nên điểm sàn 3 môn có thể ở mức 15, 16, không thấp hơn mọi năm. Tuy nhiên kết quả như thế nào thì phải có đầy đủ thông số điểm thi, hội đồng điểm sàn mới quyết định.

* Thí sinh có nhiều cơ hội vào ĐH

Liên quan đến quy định thí sinh được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 của trường này sang nộp trường khác thì có cần thêm động thái nào ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi? Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) – ông Ngô Kim Khôi cho biết: Như mọi năm thí sinh có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn quy định của Bộ nhưng không trúng tuyển NV1 sẽ được trường dự thi cấp cho 2 Giấy chứng nhận kết quả để tham gia xét tuyển vào trường khác.

Điều khác mọi năm là thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển NV2 hoặc NV3 vào trường có nguyện vọng theo học vẫn có thể rút ra đem nộp cho trường khác có cơ hội trúng tuyển cao hơn (theo tìm hiểu của thí sinh). Tuy nhiên, thời hạn cho thí sinh rút chỉ ấn đinh trong vòng 15 ngày – tính từ thời gian nộp hồ sơ, và 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV2, NV3 thí sinh không được rút lại hồ sơ.

Giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 năm nay sẽ có thêm 1 dòng để thí sinh rút ra sẽ điền thêm thông tin để gửi sang trường khác. Nếu rút lần 3 thì phải kèm theo đơn trình bày nguyện vọng mới nộp được sang trường khác.Như vậy thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trùng tuyển hơn.

Và để có thông tin cho thí sinh, các trường sẽ phải cập nhật lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển từng ngày lên trang web của trường để thí sinh lựa chọn. Riêng việc lệ phí đăng ký xét tuyển có được rút ra lại hay không, Bộ GD&ĐT giao cho các trường quyết định.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục