Sao bạn không nói trước?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nếu bạn mong muốn người khác làm việc gì đó cho thật tốt, ít ra là không tệ lắm thì cách tốt nhất là bạn nên “đặt vấn đề trước” với họ.

“Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn!”

Phần lớn các bạn trẻ người Việt chúng ta thường không có thói quen cho “tiền boa”, vì vậy khi muốn cho tiền boa, tiền “trà nước” hay bất cứ thứ gì, tốt nhất là nên nói rõ trước tiên, hoặc có thưởng công hay giao kèo gì đó cũng nên nói rõ trước.

Ví như trong một chuyến đi, hành lý mà bạn đang mang theo chứa đầy vật dễ vỡ. Thông thường, sau khi chuyển xong hành lý bạn mới cho nhân viên khách sạn tiền boa, nhưng khi xe vừa ngừng trước khách sạn, bạn xuống xe và có thể nói với nhân viên khuân vác hành lý rằng: “Nhờ anh nhẹ tay khi chuyển số hành lý này, một lát tôi sẽ hậu tạ”. – Rõ ràng, khi một người xác định rằng bạn sẽ cho họ tiền boa, tất nhiên họ sẽ cố gắng phục vụ cho bạn tốt hơn nữa.

Hoặc như khi chúng ta nhờ những người thân thuộc, bạn bè làm một việc gì đó, dây dưa mãi cuối cùng công việc cũng “tạm hoàn thành”. Đến lúc bạn “trả thù lao” thì kẻ nhận người không, nhưng dù thế nào thì bạn cũng thường chịu sự bực bội: “Họ hàng kiểu gì, vừa tốn tiền vừa rách việc!”. Trong khi người họ hàng (hoặc bạn bè) kia có thể đang rất hối hận: “Nếu biết sẽ được trả tiền đầy đủ, thì ngay từ ban đầu mình nên nhanh chóng giúp anh ta làm tốt việc ấy”.

Tình là một chuyện, lý là một chuyện, vì vậy nên tách bạch thù lao, thưởng phạt với tình nghĩa. “Thà mất lòng trước được lòng sau”, những chuyện đáng nói rõ, nếu được nói trước ngay từ ban đầu thì sự việc sẽ hoàn hảo hơn!

Bích Trâm tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Không cần lương, thưởng thì cần cái gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang đưa ra các gói lương, thưởng cao nhằm thu hút người lao động, nhưng cũng có ý kiến gần đây (Khảo sát nguồn nhân lực) cho rằng: “Xu hướng hiện nay đã thay đổi - Lương, thưởng không thuộc yếu tố hàng đầu thu hút nhân lực”. Vậy nếu người lao động không cần lương, thưởng thì cần… cái gì?

Thay đổi suy nghĩ: đơn giản và thực tế hơn

(hieuhoc_hieuhoc.com) “Bài này rất hay, nói rất đúng với những gì em cảm thấy. Nhiều lần em cũng cố gắng thay đổi nhưng được một thời gian lại trở về lúc đầu, bây giờ em không biết phải thay đổi nó như thế nào, bắt đầu từ đâu. Ban tư vấn cho em lời khuyên với. Em xin cảm ơn nhiều!” - (Bạn Châu Lê Văn Hiến) 

Làm gì khi khách hàng nổi giận?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Trong nhiều trường hợp, nếu không kiểm soát được thái độ ứng xử đối với khách hàng, làm khách hàng nổi giận, gây ảnh hưởng xấu làm giảm uy tín của doanh nghiệp, nhân viên phục vụ, quản lý và cả lãnh đạo doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm. 

Cùng chuyên mục