(Hiếu học). Một doanh nhân thành đạt luôn có ý thức tự giác kỷ luật rất cao, dù phải kinh doanh trong một môi trường nào, họ vẫn tìm thấy sự chú tâm trong suy nghĩ bằng cách nhận biết và gạt bỏ hết tất cả những thứ đang làm rối trí xung quanh. Khi ấy, toàn bộ tâm trí sẽ sẵn sàng để giải quyết vấn đề.
Bạn đã bao giờ thử xem xét, học hỏi từ những doanh nhân thành công? Đó là Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft hay Ron Perelman, chủ hãng Revlon… Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người không đạt tới đỉnh cao này dù cho họ có là những ngôi sao sáng chói khi học đại học. Họ than vãn về các hoá đơn đến hạn phải thanh toán trong khi có những người khác đếm tiền không xuể. Dĩ nhiên, may mắn có vai trò trong sự thành bại nhưng thường thì lỗi do chính họ gây ra qua tác phong hoặc tinh thần chủ bại.
Seko Hitoshi, chuyên gia kinh tế của tạp chí Tokyo Times, sau thời gian dài nghiên cứu và tìm hiểu về các doanh nhân thành đạt trên thế giới đã rút ra câu trả lời cho những ai muốn mình sẽ nổi tiếng trên thương trường. Theo Seko Hitoshi, để trở thành một doanh nhân thành đạt hay không, bạn cần những sự sẵn sàng sau đây:
Một doanh nhân thành đạt cần có ý thức tự giác kỷ luật rất cao và đầu tư cá nhân lớn. Đầu tiên, những doanh nhân thành đạt thường tốn nhiều thời gian để suy tư một mình. Ngay cả khi phải kinh doanh trong một môi trường nào, họ vẫn tìm thấy sự tập trung trong suy nghĩ bằng cách gạt bỏ hết tất cả những thứ làm rối trí xung quanh. Thứ hai, những doanh nhân thành đạt thường đặt mình vào trong những hoàn cảnh mới. Đối với nhiều người thì ý tưởng dời chuyển đến một thành phố mới, nhận một công việc mới, hay đi trên một con đường chưa in dấu chân người đi thật là kinh khủng, nhưng những doanh nhân thành đạt lại sẵn sàng nhận lấy những việc mạo hiểm ấy. Thứ ba, những doanh nhân thành đạt thường chịu sự phản bác không đồng tình của bạn bè. Đại học – học đại, học để làm gì? Nếu có dịp đọc tiểu sử của một trong những người thành đạt, bạn sẽ thấy hầu hết những người này đều bị hiểu sai, thường thì những người thân cận họ nhất cũng không thể ngờ tới tương lai thành công của họ sau này.
Sẵn sàng hành động.Sự thôi thúc sáng tạo, hành động, vươn lên học hỏi kinh nghiệm mới cũng giống như một chiếc lò xo bị dồn nén bên trong những doanh nhân thành đạt, sẵn sàng bung ra bất cứ lúc nào.
Sẵn sàng lựa chọn mục tiêu mà mình theo đuổi.
Vấn đề then chốt đối với những doanh nhân thành đạt không bao giờ là “Bạn đã làm những gì?” mà là “Bạn đã là người như thế nào?”. Tiêu chuẩn thực để đánh giá chính là những gì mà họ coi trọng trong hoạt động kinh doanh. Liệu trước những món lợi khổng lồ họ sẽ lựa chọn như thế nào giữa lòng tự trọng, lòng tự hào về những thành quả đạt được dựa trên mồ hôi công sức với những mưu tính, gian lận? Đường đi của những doanh nhân thành đạt luôn luôn gập ghềnh hiểm trở và trong những lúc khó khăn ấy họ cần nhiều thứ hơn là chỉ những động cơ thúc đẩy cụ thể giúp họ tiếp tục bước đi.
Sẵn sàng đầu tư những gì mình có.
Sự thành đạt trên thương trường đòi hỏi một khối lượng lớn sức lực, thời gian và nhiều gắn bó với công việc. Câu trả lời là các doanh nhân phải kiên nhẫn và sẵn sàng đầu tư bất cứ những gì mà yêu cầu thành đạt đòi hỏi.
Sẵn sàng chịu đựng, không dễ dàng chấp nhận thất bại.Những vấn đề khó khăn trên thương trường dường như đổ lên đầu những doanh nhân có chí hướng thành đạt. Họ phải học hỏi cách chịu đựng bất cứ khó khăn gì gặp phải và biến chúng thành cơ hội kinh doanh mới. Khi kinh doanh gặp lúc khó khăn, chỉ có những người “bản lĩnh kém” mới kêu ca còn những doanh nhân thành đạt thì vươn lên, vượt qua và tiếp tục bước đi.
Những doanh nhân thành đạt không mất thời gian ngồi than phiền về những công việc có tính chất bắt buộc, ít thời gian nghỉ phép, hay phúc lợi và lương thấp. Họ chỉ tập trung thực hiện công việc hiệu quả hơn cho ông chủ của họ hay thậm chí là làm sao có thể bắt đầu tốt công việc kinh doanh của riêng họ và đảm nhiệm nhiều trọng trách và trách nhiệm hơn. Sự thành đạt và trách nhiệm luôn luôn đi đôi với nhau.
Sẵn sàng bắt đầu với những gì mình đang có.
Có một câu châm ngôn phương Đông nói rằng “Một chuyến đi vạn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Giấc mộng thành đạt cao trong kinh doanh có thể thành sự thực chỉ khi nào bạn hăng hái bắt đầu từ những bước nhỏ đầu tiên để thực hiện giấc mộng bay cao. Hãy bắt đầu làm những gì bạn có thể và rồi vươn đến những việc mà bạn chưa thể làm bây giờ.
Sẵn sàng suy nghĩ đến chính bản thân.
Không có gì thay thế được lòng trung thực và tính cần mẫn trong công việc kinh doanh. Tuy nhiên, một điều quan trọng không kém là phải đạt sự bình quân trong suy nghĩ và hành động. Nếu một doanh nhân biết lo nghĩ cho chính bản thân hơn là nhờ người khác nghĩ giùm thì họ sẽ đạt được yêu cầu để trở thành doanh nhân thành đạt.
Sẵn sàng vươn lên cao hơn nữa.
Nhiều doanh nhân một thời thành đạt nay thất bại là do họ không muốn vươn cao lên nữa để gặt hái nhiều hơn những gì họ đã đạt được mà đơn thuần trở thành “những người giữ của”. Người mà sớm thành đạt khi còn quá trẻ nhưng lại ôm lấy những thành tựu ấy trong những năm còn lại của cuộc đời thì phải bị xem như là thất bại. Bill Gates đã từng nói: “Bạn có thể tận hưởng sự thoải mái tột cùng khi bạn đã đạt đến đỉnh cao thành đạt nếu bạn muốn. Vấn đề còn lại là liệu bạn có muốn hay không?”.
Liệu bạn có sẵn sàng trở thành một doanh nhân thành đạt? Bạn hãy đọc và thử kiểm nghiệm lại xem mình đã đủ các yếu tố trên chưa. Để có được kết quả tốt nhất, bạn hãy trả lời bằng sự chân thật từ đáy lòng.
“Bạn có sẵn sàng trở thành doanh nhân thành đạt?”
Theo: (Seko Hitoshi/Tokyo Times/Bwportal)/(hieuhoc_hieuhoc.com).