Sales & Marketing – Đối thủ hay đồng đội?

(hieuhoc_hieuhoc): Một bên thì trực tiếp thu lợi nhuận bằng sự khéo léo trong giao tiếp, một bên thì vạch ra ý tưởng để kiếm lợi nhuận bằng sự sáng tạo trong ý tưởng. Hai công việc tưởng chừng khác nhau xa nhưng lại liên quan với nhau một cách mật thiết. Thế nhưng sự “thân mật” ấy đôi khi cũng gây ra những rắc rồi cho những người trong cuộc.

Đối thủ

MarketingSales là 2 bộ phận quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chức năng của 2 bộ phận là khác nhau nhưng mục đích sau cùng đều là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp hay nói cách khác là thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Đích ngắm của Sales là các khách hàng thượng đế còn đích ngắm của Marketing là thị trường tiêu dùng.

Mặc dù có cùng mục đích chung nhưng giữa 2 bộ phận này thường phát sinh nhiều mâu thuẫn vì bên nào cũng cho rằng mình nắm vai trò quan trọng hơn. Marketing nghĩ rằng mình là thủ lĩnh, vạch ra đường lối, chiến lược lâu dài cho toàn công ty. Họ nghĩ rằng dân sales chỉ là “những kẻ lắm lời”, bán hàng làm sao cho đủ chỉ tiêu, chẳng cần động não gì nhiều. Trong khi đó, những người đi bán hàng lại cho rằng họ đem tiền về nuôi cả công ty. Không có họ, tiền đổ vào các chiến dịch marketing chỉ tổ lãng phí. Phe làm thị trường chỉ ngồi đợi thành công của thương hiệu từ “gian khổ” của dân sales. Công ty càng ở đỉnh cao thành công hay thất bại, mâu thuẫn này càng rõ rệt.

Khi dự án thất bại họ cũng có lí do để đối đầu nhau. Marketing thì bảo doanh số công ty giảm sút là do sales không biết cách mời chào, thuyết phục các “thượng đế”. Sales cũng không kém cạnh khi phân bua lại rằng chiến lượt bên marketing quá viễn vông, không thu hút thị trường.

Hậu quả là khoảng trống giữa 2 bộ phận càng ngày càng to dần và do đó dẫn đến việc làm chậm và đình trệ công việc bán sản phẩm thu lợi nhuận.

Đồng đội

Chính vì hậu quả kể trên mà bất kì doanh nghiệp nào muốn phát triển mạnh phải biết cách giải quyết sự mâu thuẫn này. Bản thân các thành viên trong mỗi bộ phận cũng phải biết cách điều tiết để có thể hợp tác cùng nhau chung sức xây dựng công ty bởi vì xét về mặt tổng thể, cả hai rất cần hỗ trợ nhau tối đa. Marketing tốt giúp bán hàng nhanh hơn. Bán hàng giỏi thì chiến lược tiếp thị càng hiệu quả. Hai bộ phận càng “teamwork“, thương hiệu càng đứng vững.

Trước khi sản xuất, bộ phận marketing phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao…Tiếp đó, họ phải theo dõi quá trình sản xuất, tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR, tiếp thị trực tiếp…được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.

Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng “lời đường mật” và các “chiêu bài”… để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.

Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận. Thông qua lực lượng bán hàng, các kế hoạch của bộ phận marketing mới “nên da nên thịt” và thu về kết quả như mong muốn.

Như Tâm

Bài liên quan

Nghề Sales - Bán hàng bằng cả trái tim

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhân viên bán hàng (salesman, seller) năng động và hiệu quả là yếu tố thành công chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty trong môi trường kinh doanh ngày nay. Chính vì vậy, nghề sales (bán hàng) đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ. Và hấp dẫn hơn, không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới làm sales được. Bạn còn mong đợi gì hơn thế nữa?

Nghề Marketing - Khẳng định bản thân trong nền kinh tế đang lên

(hieuhoc_hieuhoc.com): Không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng chính những người làm marketing đã góp phần tạo nên tên tuổi và sự thành công cho các doanh nghiệp. Họ không trực tiếp làm ra tiền nhưng nhờ họ mà sản phẩm được nhận biết tốt trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy doanh số của công ty.

Cùng chuyên mục