(hieuhoc_hieuhoc.com) Khả năng làm cho người khác đồng cảm với mình rất quan trọng. Vậy bạn làm cho người khác đồng cảm với bạn bằng cách nào? – Đừng trục lợi hay đề cao quyền lực của mình, thay vào đó, hãy thể hiện sự hiểu biết và thông cảm…
Quyền lực từ sự đồng cảm tồn tại trong tất cả các mối quan hệ cá nhân trong xã hội, bao gồm cả các giao dịch kinh doanh. Bạn có thể tối đa hóa khả năng đàm phán nếu bạn làm cho người khác đồng cảm với mình.
Bạn làm cho người khác đồng cảm với bạn bằng cách nào?
Nếu bạn xử sự chuyên nghiệp và hiểu biết với mọi người, bạn có thể nhận được sự hợp tác, lòng trung thành và kính trọng của họ. Đừng trục lợi hay đề cao quyền lực của mình, thay vào đó, hãy thể hiện sự hiểu biết và thông cảm… Hãy nói về các nhu cầu, hy vọng, ước mơ và khát vọng của người khác. Tiếp cận cá nhân như mỗi con người, với mong muốn có thể giúp họ giải quyết rắc rối. Nếu bạn cư xử như vậy, bạn sẽ toát ra một loại quyền lực tinh tế, có sức thuyết phục và lôi cuốn.
Trong thế giới kinh doanh, tại sao bạn giao dịch với công ty này mà không phải với các đối thủ cạnh tranh của nó? Tại sao bạn thích cửa hàng này hơn cửa hàng khác trong cùng một trung tâm mua bán? Tại sao bạn chỉ sửa xe ở một trung tâm bảo dưỡng? … Đó không chỉ vì chất lượng, sự tiện lợi, giá cả hay chi phí. – Điều làm nghiêng cán cân từ bên này sang bên kia là sự đồng cảm với những người bạn liên hệ hoặc làm việc. (Nếu nhân viên của hệ thống bán lẻ ABC làm cho bạn cảm thấy thoải mái, quan trọng hay ít nhất là hiểu các nhu cầu của bạn thì bạn sẽ ủng hộ ABC ngay cả khi XYZ… cung cấp những dịch vụ tốt hơn. Đó là lý do tại sao khả năng làm cho người khác đồng cảm với mình rất quan trọng, với bất kỳ ai cùng làm việc và vì bất kỳ nguyên nhân nào).
Sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán và các quyết định, bởi không ai đàm phán với bạn một cách nghiêm chỉnh trừ khi họ tin chắc là bạn có thể giúp họ hoặc làm hại họ. Sự đồng cảm còn truyền nhận thức của bạn đến người khác, bạn là người quyết định cách họ nhìn, tin bạn và phản ứng lại với bạn như thế nào.
Chúc bạn thành công
Chí Thông tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)
Bài 2: Thể hiện sự chuyên môn trong đàm phán. – Bạn đã bao giờ để ý rằng, khi người khác nhận thấy hoặc tin bạn có nhiều kiến thức kỹ thuật, kỹ năng đặc biệt hoặc có kinh nghiệm hơn họ, họ đối xử với bạn bằng sự quan tâm và kính trọng không?