Quản trị mạng: Có thực sự là mảnh đất màu mỡ?

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đứng trước tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ và sự xã hội hóa công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu thiết lập và quản lý hệ thống mạng của các công ty từ lớn đến nhỏ ngày càng cần thiết, kéo theo cơn bão các bạn trẻ đua nhau đi học quản trị mạng. Thực tế đó có phải là vùng đất đầy màu mỡ?

Cơn khát nhân lực

Nhu cầu học ngành CNTT và viễn thông ngày càng tăng cao bởi hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng máy tính và các ứng dụng trên máy tính như một công cụ làm việc thiết yếu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần phải thiết lập một hệ thống mạng máy tính và quản trị hệ thống ấy trong nội bộ công ty.

Ở Việt Nam, một doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, hãng bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử… cần có phòng quản trị mạng với số nhân viên tới vài chục thậm chí hàng trăm người, doanh nghiệp vừa cần khoảng 4-5 người. Các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng. Trong tương lai, nhu cầu đối với nghề quản trị mạng đang gia tăng và sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Điều đó khiến cho quản trị mạng trở này mối quan tâm của nhiều bạn trẻ yêu lĩnh vực công nghệ.

Công việc dễ có đất dụng võ với mức lương cao…?

Nhiều bạn xem quản trị mạng như một miền đất hứa với suy nghĩ đó là một công việc dễ kiếm được việc làm cùng với một mức lương hậu hĩnh. Thực tế thì không hẳn như vậy. Lâm Hùng – sinh viên năm 3 ĐH Khoa học Tự nhiên – kể: “Mấy tháng trước tôi có biết một công ty Singapore tìm một quảng trị mạng với mức lương 1000$, nhưng trong vòng gần 3 tháng không tìm được người (trong TP.HCM). Điều kiện của họ: Tiếng Anh, chứng chỉ MCSE, CCNA, kinh nghiệm về bảo mật, Linux, biết lập trình càng tốt, có kinh nghiệm làm việc 2 năm trong lĩnh vực quản trị mạng. Thử hỏi các bạn ở đây mấy ai có được trình độ như vậy?”

Bất cứ điều gì cũng có cái giá của nó. Mức lương trên thực tế bạn kiếm được với công việc quản trị mạng là không có giới hạn, có thể từ 1 – 2 triệu cho đến 1000 – 2000USD nhưng nó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chuyên sâu của bạn trong nghề này.

Dân công nghệ vẫn thường nói đùa với nhau rằng một quản trị mạng chuyên nghiệp phải là một người “know everything about a little thing, know a little thing about everything”… Điều đó có nghĩa là để đạt được trình độ cao trong nghề này bạn phải biết từ bảo mật cho đến việc thiết kế, thiết lập mạng LAN-WAN, kể cả lập trình (làm network administrator mà không biết lập trình thì vẫn thua)… Muốn đạt đến trình độ đó đòi hỏi bạn phải có một sự đầu tư nhất định kể về thời gian lẫn công sức rèn luyện thực sự nghiêm túc.

Một công việc “nhẹ nhàng” và không “khó xơi” như lập trình?

Có nhiều bạn trẻ chọn học quản trị mạng vì nghĩ rằng quản trị mạng thì “dễ thở” hơn lập trình, phải “dán mắt” vào màn hình cả ngày, vắt óc vò đầu với những phép tính, quản trị mạng chỉ phải làm việc sữa chữa, chỉnh mạng xong là ngồi nghỉ từ sáng tới chiều hoặc có thể chơi game hay vui chơi thỏa thích. Còn về lương thì cũng là rất cao so với lập trình.

Thực tế cho thấy đối với một quản trị mạng của một doanh nghiệp có tầm cỡ thì áp lực cũng không hề nhỏ. Học luôn phải trong tình trạng cảnh giác cao độ để có thể ứng phó với tất cả những tình huống, sự cố có thể xảy ra như tắc nghẽn hệ thống, sự cố an ninh, thất thoát dữ liệu nội bộ… Nếu không linh hoạt và khéo léo xử lý sự cố nhanh chóng có thể dẫn đến những thiệt hại về tài chính của doanh nghiệp và nguy cơ bị mất việc hoặc đền bù thiệt hại cũng rất cao.

Cái nhìn khách quan

Bất cứ công việc nào cũng vậy, đều có những điểm tích cực cũng như những mặt trái, những khó khăn riêng. Vì thế trước khi theo đuổi một mục tiêu nào đó bạn cần nắm rõ bản chất để trách được những hiểu biết chưa chính xác cũng như ảo tưởng dẫn đến chọn sai lầm con đường lập nghiệp của mình. Nếu bạn có thắc mắc về nghề nghiệp hoặc có nhu cầu tìm hiểu một lĩnh vực nào đó có phù hợp với mình hay không, các bạn có thể gửi câu của mình trên hệ thống Tư Vấn Hướng Nghiệp Trực Tuyến của Hiếu Học để được các chuyên gia tư vấn và giúp các bạn chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với mình trong tương lai.

Huy Toàn

Bài liên quan

Chuyên viên quản trị và an ninh mạng

(hieuhoc_hieuhoc.com): Trong thời đại “phẳng” như ngày nay, vai trò của Công nghệ Thông tin (CNTT) và Internet ngày càng vô cùng quan trọng. Điều này kéo theo phần lớn các ngành kinh tế phụ thuộc vào cái máy vi tính. Chính vì vậy, nhiều ý đồ phá hoại đã nhắm vào hệ thống này. Vậy nên, chúng ta luôn phải cần đến những chuyên viên quản trị và an ninh mạng.

Cùng chuyên mục