Quản trị kinh doanh – Nghề lãnh đạo doanh nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc): Bạn đã từng nghe nói đến những nghề rất “hot” như CEO, CFO, CMO, CCO…bao giờ chưa? Đó là những vị trí đáng mơ ước của bất kì ai làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Để có được “vị trí quyền lực” đó, họ, những “ông chủ” tài năng không chỉ rèn luyện những kỹ năng chuyên ngành mà còn bắt buột phải trang bị đầy đủ kiến thức ngành Quản trị kinh doanh (QTKD).

Tiềm năng của ngành QTKD

– Ở hầu hết các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đây là nghề có số người theo học đông nhất tạo nên một mạng lưới liên kết rộng nên tính liên thông và hội nhập quốc tế về ngành nghề khá cao. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm và cuộc cạnh tranh “săn đầu người” của các nhà tuyển dụng bao giờ cũng rất căng thẳng.

– Môi trường làm việc năng động và luôn thay đổi. Công việc của bạn sẽ không dập khuôn máy móc một cách nhàm chán mà biến động không ngừng. Đây thật sự là sân chơi cho những bạn trẻ năng động, tự tin, đam mê thử thách trong công việc và có khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc thay đổi liên tục. Chính sự chuyển động nhanh này sẽ giúp bạn nhanh chóng trưởng thành về tuổi đời cũng như tuổi nghề.

– Mức lương của bạn nhận được ở những vị trí như CEO, CFO hay trưởng phòng… là những con số đáng mơi ước đối với nhiều người.

QTKD là gì?

Có thể nói, hoạt động QTKD là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp việc kinh doanh đạt những lợi nhuận “khổng lồ” một cách lâu dài.

Trong môi trường doanh nghiệp, hoạt động tập thể luôn được đề cao hàng đầu. Trong một công ty có rất nhiều bộ phận và việc liên kết các bộ phận lại và quản lý các hoạt động kinh doanh của các bộ phận đó gọi là QTKD. Quản trị là công việc bắt buộc phải làm nhằm duy trì, thúc đẩy hoạt động kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp, hướng vào thực hiện nâng cao mục tiêu kinh doanh.

Cụ thể hơn, QTKD là sự tổng hợp của các quá trình:

– Xác định mục tiêu kinh doanh

– Phối hợp, tổ chức, chỉ huy và điều hành hoạt động để thực hiện những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

– Kiểm tra, kiểm soát hệ thống tổ chức đã hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh.

QTKD không phải là một công việc cụ thể như marketing hay sales, nó là việc xác định một đường lối lâu dài và chỉ huy, kiểm soát việc thực hiện đường lối đó. Có vậy, một công ty mới có thể tồn tại và thành công dù tuổi đời của nó có thể là cả trăm năm với bao thăng trầm lịch sử.

Khi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bạn sẽ được gọi là các nhà quản trị hay các quản trị viên. Trong doanh nghiệp, quản trị viên được chia làm 3 cấp chủ yếu:

– Quản trị viên cấp cao: Tổng giám đốc (CEO), Phó tổng giám đốc, giám đốc chưa năng hay lĩnh vực (CFO, CMO, CCO…)

– Quản trị viên cấp trung: Trưởng phòng, Trưởng ban, Quản đốc phân xưởng

– Quản trị viên cấp cơ sở: những quản trị viên còn lại.

Những người làm QTKD cấp trung và cơ sở sẽ có cơ hội thăng tiến đến các vị trí giám đốc. Còn những Quản trị viên cấp cao là những nhà lãnh đạo tại năng, họ là những người “nhìn vào tương tai chứ không phải nhìn vào hiện tại”.

Công việc của một quản trị viên:

– Hoạch định kinh doanh: Dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, các quản trị viên lập và thiết kế các chiến lược kinh doanh.

– Tổ chức kinh doanh: tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và tổ chức các mối quan hệ liên kết trong hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Tổ chức QTKD: xây mới toàn bộ, tổ chức lại hoặc kiện toàn cơ cấu bộ máy doanh nghiệp.

– Lãnh đạo, điều hành kinh doanh: Sử dụng những kỹ năng quản trị để vận hành bộ máy doanh nghiệp.

– Kiểm tra hoạt động kinh doanh: Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh doanh để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty.

Các tố chất của một nhân viên quản trị

– Có khát vọng làm giàu chính đáng: phải luôn nỗ lực phấn đấu đưa hoạt động kinh doanh đi lên và đưa doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cao hơn. Đây là một trong những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn.

– Có kiến thức và tầm nhìn xa trông rộng: nghĩa là không ngừng học hỏi, trau dồi cả về những kiến thức chuyên ngành lẫn các kiến thức chuyên môn khác. Ví dụ làm CFO bạn phải có vừa có kiến thức chuyên ngành QTKD vừa có những kiến thức về tài chính – ngân hàng.

– Sáng tạo và đổi mới: Bạn phải có óc quan sát, phân tích, biết áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý, coi trọng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

– Có năng lực tổ chức và quản lý: Đây là phẩm chất then chốt của nhà quản trị. Bạn cần tạo dựng một đội ngũ làm việc hợp lý, tận dụng được tối đa năng lực của từng cá nhân. Bạn phải làm thế nào để ý tưởng, mục đích mà mình đã xác định được thực hiện một cách tốt nhất thông qua những người dưới quyền.

– Khả năng khác phục rủi ro: những người làm kinh doanh thực thụ hiểu rằng sẽ luôn có khả năng xảy ra vô vàn rủi ro như: rủi ro về tài chính, về sự nghiệp, về gia đình, về tâm lý… Vì thế việc rèn luyện bản lĩnh và khả năng chịu đựng để khắc phục rủi ro gặp phải là rất cần thiết.

Học QTKD ở đâu?

Vì tính đặc trưng của ngành là quản trị nên QTKD chỉ đào tạo ở bậc Đại học. Hiếu Học xin giới thiệu một số trường ĐH thuộc khối kinh tế để các bạn tham khảo:

HỌC Ở ĐÂU?
Trường cao đẳng quốc tế KENT

Địa chỉ: 19 Hoàng Minh Giám F9 Q.Phú Nhuận Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 6292 1212
Website: http://www.kent-international.edu.vn

Trung Tâm Đào Tạo Ngoại Ngữ Và Quản Trị Doanh Nghiệp Brainbox Vietnam

Địa chỉ: 107-109-111 Nguyễn Đình Chiểu , Phường 6, Quận 3 Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 6290 7405 – 08. 6290 0709
Website: http://www.brainboxvn.com

– ĐH Thương mại:
Ðịa chỉ: Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: 04.7643219 – 04.8370766
Fax: 04.7643228
E-mail: dhtm@vcu.edu.vn
Website: www.vcu.edu.vn

– ĐH Ngoại thương:
+ Trụ sở chính Hà Nội:
Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.8343604 ; Fax: 04.8343605
Email: cfi@ftu.edu.vn
Website: http://www.ftu.edu.vn

+ Cơ sở 2 TP.HCM:
Địa chỉ: 15 đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 08.5127254 – 08.5127257 – 08.5127258 – 08.5124896; Fax: 08.5127255
Email: dhnt2@hcm.vnn.vn
Website: www.ftu.edu.vn

– ĐH Kinh tế Huế:
Địa chỉ: 100 Phùng Hưng, P. Thuận Thành, TP. Huế
Tel: 054.828493 – 054.833329.
Website: www.hce.edu.vn/news.php

– ĐH Kinh tế Đà Nẵng:
Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, TP. Đà nẵng
Tel: 0511. 836169
Fax: 0511. 836255
Website: www.due.edu.vn

– ĐH Kinh tế TP.HCM:
Địa chỉ: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, Q.3, TP.HCM
Tel: 08. 8295299
Fax: 08. 8241186
Email: tchc@ueh.edu.vn
Website: www.ueh.edu.vn

Ngoài những trường ĐH thuộc khối kinh tế kể trên bạn cũng có thể học ngành QTKD ở những trường ĐH khác có khoa QTKD. Ngoài ra, nếu có điều kiện và mong muốn đi du học các bạn có thể chọn những trường ĐH nước ngoài để đi du học để được đầu tư tốt hơn về tri thức.

Như Tâm (tổng hợp từ “Tủ sách hướng nghiệp Nhất nghệ tinh” của NXB Kim Đồng

Bài liên quan

Tư vấn tuyển sinh 2009: Thêm một số câu hỏi về ngành Quản trị kinh doanh

Hỏi: - Em rất thích nghành quản trị kinh doanh và nghành marketing. Ban tư vấn có thể giới thiệu các chuyên nghành cụ thể và nhiêm vụ của từng chuyên nghành trong hai nghành đó,nếu là một người hướng nội có mức kích thích tinh thần cao thì nên học chuyên nghành nào trong hai lĩnh vực đó.Có phải trong khoa marketting trường ĐH kinh tế quốc dân có chuyên nghành Quản trị marketing không?nghành quản trị marketing đào tạo những gì? (acadimi - Hà Nội)

Tư vấn mùa thi 2009: Hỏi về ngành Tài chính, Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Du lịch

(hieuhoc_hieuhoc): Hỏi: Cho em hỏi ngành Quản trị du lịch ở các trường ĐH, học viện đào tạo có khác nhau không? Học xong thì sẽ làm những ngành nghề nào? Có phải ngành Quản trị du lịch nào cũng làm trong đại lý du lịch, điều hành các tour du lịch, hay làm quản lý trong nhà hàng, khách sạn ...

Cùng chuyên mục