Phan Thanh Hiệp: Lương 100 triệu/tháng, có thể tôi vẫn chối từ!

– “Dù làm gì chăng nữa thì tôi muốn tuyên chiến trước. Tuyên chiến xong rồi sẽ đánh thắng”. Với ý chí đó, Phan Thanh Hiệp đã chiến thắng một cách ngoạn mục trong cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ năm 2007”. Nhưng ngay sau cuộc thi, những câu nói đầu tiên mà vị “thủ lĩnh tài ba” trẻ nhận được là: “‘chú’ không được ngủ quên trên chiến thắng. ‘Chú’ không được lên mây xanh, mà phải ở dưới mặt đất, như thế mới tiến bộ được”.

Phan Thanh Hiệp sinh năm 1984, tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.


Trong đêm chung kết, trong khi các khán giả còn giật mình trước tin Duy Tuấn và Quỳnh được vào vòng hai, Hiệp “điềm tĩnh” quay sang nói với người dẫn chương trình: “Anh [Trương Gia] Bình đọc kết quả sai rồi kìa, bảo anh ấy đọc lại đi”.


Sang đến hai vòng thi sau, Phan Thanh Hiệp gần như làm chủ “thế trận”. Chiến thuật của Hiệp là nắm rõ vào điểm yếu của đối phương và cứ thế “nhả đòn” tấn công. Trong phần thi hùng biện giữa Thanh Hiệp và Duy Tuấn, chiến thuật này phát huy hiệu quả tối đa. Khi Duy Tuấn tấn công quá “hiểm”, Hiệp chọn cách… “né”. Còn bản thân Hiệp lại chọn những quan điểm thật sắc bén để bác bỏ ý kiến của Duy Tuấn.


Chỉ sau vài giây hùng biện, Duy Tuấn đã lộ ra sự lúng túng… Và phần thắng thuộc về người tự tin và bản lĩnh hơn.

Chiến thuật để chiến thắng…

– Đưa ra quyết định, đứng trước đối thủ, Hiệp rất tự tin… Sự tự tin đó quyết định như thế nào tới chiến thắng?

Trong đêm chung kết, tôi rất hiểu Duy Tuấn. Tôi có thể cân đối được khả năng cạnh tranh giữa tôi và Tuấn. Tôi cảm thấy rằng tôi tự tin hơn Tuấn. Hôm đó, sự tự tin quyết định tới 99% chiến thắng. Bởi vì vấn đề đặt ra là “tiến thoái lưỡng nan”, tức là trả lời đúng cũng được, sai cũng được, nhưng ‘ông’ phải thuyết phục được người ta. Lý lẽ của ‘ông’ phải thực sự sắc bén, ngôn từ phải hùng hồn. Không ai có thể chấp nhận và bình chọn cho một người bảo vệ vấn đề một cách hời hợt.

– Vậy anh đã chuẩn bị những gì cho một đêm chung kết tự tin?

Thật ra, về kiến thức thì tôi không chuẩn bị gì hết. Nhưng trong đêm chung kết, các thí sinh phải khẳng định được độ chín, độ chững chạc, khẳng định được phong cách nhiều hơn là kiến thức. Tức là phải có cái gì đó vượt trội hơn, vì là “thủ lĩnh” mà. Cả 6 người trong đêm đó đều là thủ lĩnh.
Chiến thuật của mọi người hôm đấy là nói một cách logic các ý: “một là, hai là, ba là”… và phản biện cũng thế. Còn chiến thuật của tôi hoàn toàn khác, một là ý kiến đưa ra bắt bẻ phải sắc, không cần nhiều chỉ cần 1 ý thôi là đủ; hai là phải bẻ gãy lập luận của đối thủ, không đi vào những lập luận của mình, mà nghe họ nói rồi bẻ gãy lập luận của họ.

Chiến thuật của tôi rất là rõ ràng như thế và đã áp dụng thành công. Chứ nói một là, hai là, ba là thì nó academic quá, thiên về học vấn. Khán giả cần cái gì sắc sảo, chứ không phải là một cuộc phô diễn về mặt kiến thức.

Thế nên, có vẻ như những trải nghiệm đó đã hằn dấu trong triết lý sống và làm việc của vị thủ lĩnh trẻ này. Hiệp hầu như không bao giờ giấu đi tham vọng của mình, nhưng chỉ cần “chạm” đến ký ức thất bại, Hiệp đột nhiên… “mềm” hẳn. Hiệp bắt đầu kể về… “cú ngã đầu đời” của mình trong vị trí giám đốc điều hành cho công ty của gia đình.

Với chiến thuật ấy, Thanh Hiệp đã giành chiến thắng trước 5 đối thủ rất đáng gờm. Nhưng để có sự tin và một đêm vinh quang đó, “ông giám đốc khi còn 22 tuổi” này đã học được từ chính thất bại của mình.

Thế nên, có vẻ như những trải nghiệm đó đã hằn dấu trong triết lý sống và làm việc của vị thủ lĩnh trẻ này. Hiệp hầu như không bao giờ giấu đi tham vọng của mình, nhưng chỉ cần “chạm” đến ký ức thất bại, Hiệp đột nhiên… “mềm” hẳn. Hiệp bắt đầu kể về… “cú ngã đầu đời” của mình trong vị trí giám đốc điều hành cho công ty của gia đình.

Cú ngã đầu tiên

Khi mới chân ướt chân ráo ra trường, Thanh Hiệp quyết định trở về quê Nam Định. “Trong bối cảnh sinh viên ngoại thương có thu nhập khá cao, tôi lại về nhà làm, gần như không có lương, môi trường không được “pờ rồ”. Nhưng tôi vẫn tin là tôi sẽ dẫn dắt được doanh nghiệp đi lên. Vì tôi nhìn ra các giải pháp để đưa doanh nghiệp đi lên để nó ‘bùng phát’ hơn nữa”.

Nhưng, chẳng có trái ngọt nào trên cành lại dễ hái. Đối với một “ông giám đốc” chưa già về học vấn, còn non kinh nghiệm thì “vấn đề lớn nhất là phải dẫn dắt cả một tập thể, thuyết phục họ đi theo quyết sách của tôi. Nhưng tôi áp đặt họ thì không được. Không phải là tư duy của tôi sai, giải pháp của tôi không sáng, mà việc phối hợp các bộ phận để thực hiện giải pháp đó không tốt. Khả năng lãnh đạo của tôi trong thời gian đó là thất bại”, Hiệp “tự thú”.

Không quá sốc khi tham vọng đầu đời chưa thành hiện thực, Hiệp chuyển sang hướng đi khác và “coi đó là một bài học”. Và cái mà Hiệp nhận thấy “rất vấn đề” chính là “sự thiếu”: “Thiếu một độ chững. Trong khi muốn lãnh đạo được thì cần rất nhiều yếu tố: kiến thức, kinh nghiệm, khả năng thuyết phục và đôi khi cả tuổi tác nữa. Công ty gia đình tôi lại là công ty ở Nam Định nên cũng khó cho tôi để có thể giao thiệp và quản lý với những người hơn tôi đến hai ba chục tuổi”, Hiệp tự đúc rút.

Nói rồi, “ông giám đốc” 23 tuổi quay sang cười hóm hỉnh: nhưng nếu kinh doanh thành công thì chẳng có lý do gì cho tôi được… tham dự cuộc thi này. Và cuối cùng, sẽ chẳng có lúc nào để Hiệp giành chiến thắng.

“Với thế giới, tôi ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình nhất, vì tầm nhìn của ông ấy tuyệt vời. Ví dụ là tầm nhìn của ông ấy về Hồng Kông. Ông ấy là người đầu tiên đặt nền móng cho chính sách một đất nước, hai chế độ. Nếu nói về kinh tế, ông ấy là cha đẻ ra cả một nền kinh tế Trung Quốc.

Còn với Việt Nam, tôi quan tâm tới kinh tế nhiều hơn nên tôi ấn tượng nhất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ ông là người dám nói, dám làm. Vị Thủ tướng của chúng ta hiện nay đang đứng trước một bối cảnh rất nhạy cảm, rất nhiều vấn đề về các bộ ngành. Vừa rồi, Thủ tướng có những quyết sách “mạnh” như cơ cấu lại chính phủ chẳng hạn. Một người dám chèo lái con thuyền giữa những yếu tố nhạy cảm và đưa ra các quyết định hết sức mạnh bạo, đến lúc này tôi cho đó là thành công”.

“Với thế giới, tôi ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình nhất, vì tầm nhìn của ông ấy tuyệt vời. Ví dụ là tầm nhìn của ông ấy về Hồng Kông. Ông ấy là người đầu tiên đặt nền móng cho chính sách một đất nước, hai chế độ. Nếu nói về kinh tế, ông ấy là cha đẻ ra cả một nền kinh tế Trung Quốc.


Còn với Việt Nam, tôi quan tâm tới kinh tế nhiều hơn nên tôi ấn tượng nhất với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ ông là người dám nói, dám làm. Vị Thủ tướng của chúng ta hiện nay đang đứng trước một bối cảnh rất nhạy cảm, rất nhiều vấn đề về các bộ ngành. Vừa rồi, Thủ tướng có những quyết sách “mạnh” như cơ cấu lại chính phủ chẳng hạn. Một người dám chèo lái con thuyền giữa những yếu tố nhạy cảm và đưa ra các quyết định hết sức mạnh bạo, đến lúc này tôi cho đó là thành công”.

Công ty dưới 100 tỉ, tôi có thể làm…

– Tham vọng của anh là gì?

Là cố gắng đóng góp một cái gì đó cho xã hội và nó phải đếm được, dù chỉ là 0,0 mấy phần trăm thôi. Tôi muốn đi theo hướng của Hải Linh – Tổng giám đốc Lenovo.

– Nếu có một công ty lớn mời anh về nắm giữ cương vị cao, anh có bỏ qua không?

Tôi nghĩ là tôi sẽ thử.

– Tại sao lại là thử mà không phải là thật?

Cái ví dụ chị đưa ra quá hoành tráng. Nếu bây giờ cho tôi làm trưởng phòng thì có lẽ tôi tự tin hơn, nhưng nếu cho tôi một cương vị cao hơn thì đúng là vấn đề đấy. Nếu như chỉ một vị trí “vừa vừa” thôi thì được.

– Thế bao nhiêu tiền thì anh quản lý được?

Tôi nghĩ con số dưới 100 tỉ, tôi cũng có thể tự tin để mà làm.

Nhưng lương 100 triệu/tháng vẫn có thể chối từ…

– Nếu bây giờ một công ty mời anh về, mức lương bao nhiêu thì anh hài lòng?

Thực ra, mức lương trong sự nghiệp không phải là điều quan trọng nhất . Tôi chọn nơi nào thì đó sẽ là nơi để tôi gây dựng sự nghiệp, chứ không phải chọn một nơi vì tiền. Tôi lấy ví dụ có thể là một công ty trả tôi mức lương 100 triệu/tháng, nhưng khi môi trường làm việc không chuyên nghiệp thì có lẽ là tôi sẽ không làm.

Cái tôi mong muốn không phải là sự nổi tiếng, nhưng doanh nghiệp đó đủ tầm để gắn cái tên tôi vào đấy. Ví dụ như tôi nói Hiệp Sinh hóa thì chẳng có ai biết. Nhưng nếu tôi nói Viettel thì có thể một số người biết – Hiệp Viettel.

Giành chiến thắng, Hiệp Viettel nghiễm nhiên được một suất học bổng MBA về quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Và vị thủ lĩnh trẻ có thể từ chối mức lương 100 triệu/tháng này sẽ lại tiếp tục con đường học hành, để mang dáng vẻ “academic” như Hiệp từng gọi. Phía trước anh sẽ là những lời chào mời nào, và tại sao?

Tuy nhiên, anh “bật mí”: sau cuộc thi, cái anh chọn sẽ là đi du học ở Australia, làm thạc sĩ và có thể tiến sĩ luôn.

Khổ quá, bây giờ tôi chưa có tiền!

– Nhiều khi người ta không cần tới một cái bằng để định danh. Có nhất thiết là anh phải đi học không?

Nhưng mà khổ quá, bây giờ tôi chưa có tiền, tôi không phải là một người thành đạt. Tôi chưa phải là một ông chủ và tôi cần những thứ đấy để bước vào thương trường, có thể là với tư cách một người lao động đi làm thuê. Tôi chưa đủ độ chín để mở công ty bây giờ.

Rất nhiều người bạn của tôi, gia đình cũng có điều kiện, cũng có trình độ, cũng thế này thế khác nhưng cũng thất bại. Tôi không muốn rơi vào vị trí giống như người ta. Quá nhiều bài học.

– Có nghĩa là không tự tin?

Vấn đề không phải là tự tin, mà vấn đề là tôi nghĩ rằng tôi chưa nên bắt đầu bây giờ. Nên để lúc khác có “độ chín” hơn.

Tôi muốn chăm sóc nhân viên tốt đã, sau mới đến khách hàng

– Hiệp thích trở thành một lãnh đạo như thế nào?

Chắc chắn không phải là lãnh đạo độc đoán. Tôi muốn trở thành lãnh đạo thấu hiểu nhân viên và đặt lợi ích của nhân viên lên cao nhất, không bao giờ áp đặt.

– Lãnh đạo luôn là người có tầm nhìn chiến lược “dài hơn” so với nhân viên. Nhưng trong trường hợp họ không muốn đi theo anh, anh có cách nào khác ngoài việc áp đặt?

Thuyết phục, buộc phải thuyết phục cho bằng được.

– Thế thì rõ ràng anh đang áp đặt, đặt lợi ích của anh đặt lên trên lợi ích của nhân viên đấy chứ?

Tôi lấy ví dụ: Hiện nay, vấn đề thị trường chứng khoán rất nóng. Đó là tối ưu hóa lợi ích của các cổ đông lớn hay là tối ưu hóa các cổ đông đại chúng? Các doanh nghiệp mà tôi không tiện nói tên ở đây đang xử lý theo hướng tối ưu hóa theo các lợi ích của cổ đông lớn. Tôi thì không đồng ý với điều đó. Nếu là nhà lãnh đạo của công ty đó, tôi sẽ đi theo hướng tối ưu hóa lợi ích của các cổ đông nhỏ, cổ đông đại chúng.

– Nhưng khi lợi ích của doanh nghiệp đôi khi mâu thuẫn với lợi ích của nhân viên, nếu cần phải hy sinh công ăn, việc làm thì sẽ thế nào?

Trong bối cảnh đó thì lại phải vì lợi ích của doanh nghiệp lên trước. Bởi vì doanh nghiệp đó mạnh thì nhân viên mới mạnh. Vấn đề là tầm nhìn. Nếu tối ưu hóa lợi ích của nhân viên thì nó chỉ là cái nhìn ngắn hạn thôi. Ví dụ, nếu như lương tháng này của họ thấp thì có thể trích quỹ lương, quỹ này quỹ nọ để đưa cho họ. Nhưng đó không phải là dài hạn. Dài hạn là khi tôi đầu tư cho doanh nghiệp phát triển tốt, lớn mạnh. Tôi luôn đặt quan điểm chăm sóc nhân viên của tôi đã, nhân viên của tôi tốt, ok, thì mới chăm sóc được khách hàng.

Từ chuyện kinh doanh nay đến chuyện Tam Quốc xưa

– Nhưng anh nghĩ sao về những công ty muốn lớn mạnh được, họ sẵn sàng luân chuyển nhân viên và sa thải liên tục để đảm bảo lợi nhuận của mình. Liệu là lãnh đạo, anh có làm như vậy?

Trong bối cảnh thời chiến, chúng ta phải làm như thế. Còn trong thời bình thì chúng ta có thể làm khác. Trong chiến tranh phải có hy sinh, mất mát, cũng như cạnh tranh thôi. Trong thời chiến, doanh nghiệp không thể đi làm từ thiện được. Chỉ khi nào họ phát triển ổn rồi thì mới làm từ thiện.

– Nhắc tới thời chiến, chúng ta trở lại một câu chuyện trong Tam Quốc. Khi Tào Tháo rượt đuổi chỉ còn cách vài dặm, quân của Lưu Bị có rất nhiều người dân trung thành, nhưng già yếu, ốm đau. Lưu Bị vẫn không bỏ họ mà chấp nhận sống chết cùng với họ. Nếu cho Hiệp “đóng vai” Lưu Bị, Hiệp sẽ quyết định thế nào?

Tầm nhìn của tôi, tham vọng của tôi, lợi ích của tôi, nhưng những cái đó không phải vì tôi. Đó là hai cái khác nhau. Trong tình huống trên, nếu tôi là Lưu Bị, tôi sẽ bỏ họ lại.

– Vì sao? Anh sẵn sàng hy sinh họ để bản thân tồn tại tới phút cuối, để “tham vọng của tôi, tầm nhìn của tôi” được thực hiện?

Nếu câu hỏi này mà đưa ra trong đêm chung kết là mệt đấy. Nếu đưa ra câu hỏi đó thì chắc tôi không ngồi đây với chị vào lúc này, mà chắc là chị sẽ ngồi với bạn khác rồi. Đúng là vấn đề này sẽ khiến cho tôi phải nghĩ về phong cách quản trị, trường phái lãnh đạo của tôi. Tức là bất kỳ ai, dù theo trường phái gì thì cũng phải có tư tưởng triết lý ở trên quyết định xuống, quyết định phong cách lãnh đạo của mình.

– Phong cách lãnh đạo của anh là gì?

Đức trị.

– Vậy tại sao anh lại nghĩ tới việc bỏ lại những người dân trong trường hợp anh là Lưu Bị? Có gì mâu thuẫn không?

… Đúng là có mâu thuẫn….

Sau câu chuyện “lạc đề” về Lưu Bị, Hiệp trầm hơn và tựa như còn điều gì đó chưa nói hết. Chợt Hiệp gợi chuyện: “Tôi muốn thay đổi một chút. Trở lại câu chuyện của Lưu Bị, nếu tôi là ông ấy, tôi sẽ ở bên cạnh người dân của mình. Chết cùng thì xứng đáng hơn. Mỗi người chỉ có một lần để chết thôi.

– Thế nghĩa là anh chấp nhận mất hết tất cả? Vì cái gì?

Có thể là vì dư luận. Tôi nghĩ, trong hoàn cảnh đó, Lưu Bị chọn cách ở lại là vì ông ấy nghĩ thời thế của ông ấy chỉ đến thế, và được chết với những người đi chung với mình là một điều có ý nghĩa.

Nếu vị trí của Lưu Bị lúc đó cách thành của Thục có vài dặm thì có thể ông ấy sẽ bỏ chạy vì đại cuộc. Ông ấy sẽ thống nhất thiên hạ và đem lại cuộc sống phồn thịnh cho nhiều người hơn là vài trăm người đi theo. Tôi nghĩ là ông ấy sẽ chạy, nhưng vì ông ấy thấy đường tới thành còn quá dài, và ông ấy dừng lại. Nếu theo quan điểm ấy, tôi cho rằng ông ấy muốn chết cùng người dân cũng là điều có ý nghĩa.

– Thành công rồi, nếu sau này, cấp dưới của anh quá giỏi, anh có sợ người ta soán ngôi của mình?

Không, tôi không sợ. Anh ta giỏi hơn tôi ở khía cạnh nào mới là quan trọng. Nếu như tầm quản trị của anh ấy lớn hơn, tôi sẽ nhường, không có vấn đề gì hết. Tôi không phải là người quá bảo vệ những gì thuộc về tôi. Tôi sai thì tôi thừa nhận.

– Nói thế, nhưng anh có sẵn sàng tạo cơ hội cho anh ta? Tôi nhắc lại là anh có thể trở thành cấp dưới đấy.

Vô tư, tôi sẵn sàng. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến Tử Kính trong truyện Tam Quốc. Trong một bài báo của Trung Quốc có nói rằng, nếu bây giờ một trong bốn người: Lưu Bị, Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Tử Kính là bạn, thì bạn sẽ chọn ai? Đấy là cuộc nói chuyện giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong một khu vườn tại Thượng Hải. Tất cả mọi người đều chọn Tử Kính. Tại sao?

Tử Kính hóa ra lại là một người thấu hiểu mọi việc tương đương Gia Cát Lượng, nhưng chọn nhầm chúa, mẹ Tử Kính bị Tôn Quyền bắt nên phải thờ Tôn Quyền. Nhưng Tử Kính là người nhìn rõ tất cả chiến lược và những gì mà Gia Cát Lượng tính toán, nhìn rõ cả thời thế để vận hành con tàu của nhà Ngô đi theo thời thế đấy. Tử Kính đối đãi với tất cả đều rất chuẩn. Trong bài báo nói, nếu xét về tài trí, Tử Kính không thua gì Gia Cát Lượng, thậm chí còn đoán được ý của Gia Cát Lượng để hỗ trợ ông ấy. Thì quan điểm của tôi giờ cũng thế thôi, tôi sẵn sàng trở thành một vị trí thúc đẩy người khác lên nếu như thế của tôi yếu. Tôi sẽ mở cửa cho người ta lên, vì cái lớn hơn… vì đại cuộc.

Tất nhiên, con đường để làm được cái gì đó cho đại cuộc vẫn còn rất xa. Với một chàng trai trẻ, lý do mất bình tĩnh đôi khi lại không phải là lúc đứng hùng biện trước cả trăm người, mà là trước các cô gái đẹp. Nhưng ngay cả khi chủ đề đã đổi hướng, vị “đại gia tiềm năng” này vẫn không thôi trăn trở về tham vọng và sự thẳng thắn, không vòng vèo của mình…

Và không lòng vòng rất dễ gây thất bại

– Anh nói rằng anh dễ bị đỏ mặt, thế có dễ mất bình tĩnh không?

Tôi không dễ mất bình tĩnh… Tôi là người tham vọng trong sự nghiệp nhưng chân thành và giản đơn trong chuyện tình cảm. Quan điểm của tôi là đừng bao giờ tìm một người hoàn hảo để yêu, mà có chăng thì cố gắng tìm một người biết yêu tôi một cách hoàn hảo.

– Các đại gia luôn là tâm điểm cho sự săn đón của các cô gái đẹp mà anh lại có xu hướng trở thành “đại gia. Điều này có thể nguy hiểm đấy.

Tôi nghĩ là tôi có bản lĩnh, yên tâm là điều đó không xảy ra với tôi. Tôi hiểu mình mà. Thế mới dám mạnh mồm là chân thành và giản đơn trong chuyện tình cảm. Chứ cứ chân dài nào cũng lao vào thì còn gọi gì là chân thành và giản đơn?

Thu Lượng (Theo lanhdao.net)

Cùng chuyên mục