Phần 2: Nếu không đậu ĐH – Đi du học

(hieuhoc_hieuhoc.com): Phần 2 series bài “Nếu không đậu ĐH, bạn sẽ làm gì?”, Hiếu Học xin giới thiệu hướng thứ 2 là đi du học. Bạn là một người ham học hỏi những điều mới mẻ, muốn đi xa, có thể sống tự lập và quan trọng nữa là có tài chính, vậy tại sao bạn không đi du học nhỉ? Sẽ có nhiều điều thứ vị dành cho bạn và cũng có thể là 1 ngã rẽ mới lắm chứ.

Hiện nay, có một hướng đi mới cũng khá nhiều người đi rồi là không thi ĐH hoặc vì thi rồi mà không đậu thì các bạn sẽ khăn gói sang xứ người để tìm kiến thức. Điều này rất đáng mừng vì cho ta thấy đời sống kinh tế của đất nước ta đang ngày càng cải thiện, tạo điều kiện cho lớp trẻ có thể tiếp xúc được các kiến thức mới mẻ. Tuy nhiên, các bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ giữa lợi và hại trước khi quyết định có nên đi hay không.

Những lợi ích của việc du học

Bạn sẽ được tiếp cận được với những nguồn kiến thức mới mẻ, bằng phương pháp học tiên tiến. Hầu hết các nước mà nhiều du học sinh chọn đều là những nước có nền kinh tế phát triển, vì vậy đây sẽ là môi trường thuận lợi cho bạn học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các phương pháp giảng dạy hiện đại. Đây là cái lợi lớn nhất mà việc đi du học có thể đem lại cho bạn. Những kiến thức mới mẻ và phương pháp nghiên cứu, làm việc khoa học này, bạn có thể đem về nước rồi mở công ty, lập dự án kinh tế một cách rất hiệu quả, hoặc cũng có thể đầu quân cho các công ty nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ…

Bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp khi được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngoài những kiến thức chuyên môn bạn được học còn có rất nhiều điều mới mẻ khác về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán của đất nước sở tại cũng như văn hóa của các du học sinh đến từ nước khác khiến bạn phải quan tâm. Chính sự khác biệt này sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn mới mẻ, làm phong phú thêm cách suy nghĩ cũng như vốn sống của bản thân.

Một điều quan trọng nữa là vốn ngoại ngữ của bạn sẽ rất tốt vì bạn đã có một môi trường thực hành ngoại ngữ rất lý tưởng. Với trình độ ngoại ngữ này, bạn có thể tiếp tục tìm tòi, hỏi học thêm nhiều kiến thức khác nữa từ kho tri thức toàn cầu khổng lồ.

Nên suy xét kỹ trước khi quyết định

Điều quan trọng trước tiên là gia đình bạn phải có tài chính tốt. Chi phí học tập và sinh hoạt ở nước ngoài cao hơn rất nhiều so với đồng tiền của Việt Nam. Vậy nên, muốn toàn tâm toàn ý tập trung vào việc học hành mà không phải vướng bận chuyện kinh tế thì gia đình bạn phải có một khoản “đầu tư cho giáo dục” không nhỏ đâu đấy.

Điều quan trọng tiếp theo là trình độ của bạn phải từ khá trở lên. Có một quan niệm rất sai lầm là các bạn hay nghĩ rằng chỉ cần có nhiều kinh phí là có thể đi du học được. Cần phải có một cái nhìn đúng đắn hơn về con đường du học. Các bạn cần phải thực tế một chút, mặc dù phương pháp giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ nước ngoài rất hiện đại nhưng để theo kịp cái hiện đại đó bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần so với các bạn sinh viên bản xứ. Rào cản đầu tiên chính là ngôn ngữ. Rào cản này hầu như du học sinh nào cũng phải gặp vì môi trường giao tiếp ngoại ngữ ở nước ta chưa được phát triển nên các bạn mặc dù có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt ở nước nhà vẫn không tránh khỏi bỡ ngỡ trong việc giao tiếp, học tập hằng ngày trên đất khách. Khi giao tiếp không hiệu quả sẽ ảnh hưởng không ít đến tâm lí của các bạn và hiển nhiên kết quả học tập cũng theo đó mà giao động. Chính vì vậy, cho dù bạn có không đậu đại học ở trong nước đi chăng nữa (có thể là do bạn ôn chưa kĩ, do một xui xẻo nào đó) nhưng bạn vẫn phải là người có sức học, có khả năng tiếp thu bài tốt; có như vậy thì việc du học của bạn mới đem lại hiệu quả cao được.

Mình có khả năng tự lập không? Câu hỏi đó các bạn luôn phải tự vấn bản thân mỗi ngày nếu các bạn chuẩn bị bước vào con đường du học. Bạn có biết cách chăm sóc bản thân mình không khi bên cạnh bạn không có người thân, bè bạn, chỉ có một mình bạn đang lạc lõng nơi xứ người? Cuộc sống tự lập không dễ dàng, đôi khi nó lại trở thành bức tường lớn khiến bạn không thể vượt qua và thêm một lần nữa ước mơ, hy vọng bị gián đoạn. Nếu bạn không xem con đường du học là cứu cánh tạm thời khi cánh cửa ĐH ở Việt Nam không rộng mở để chào đón bạn thì hãy chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống xa xứ. Những kỹ năng sống của con người không bao giờ là đủ vì chúng ta đang tồn tại trong cộng đồng.

Và cuối cùng, điều Hiếu Học và không ít những bậc phụ huynh rất lo lắng là liệu bạn có đủ bản lĩnh để vượt qua những cạm bẫy, những nguy cơ đang rình rập để hoàn thành tốt chặng đường học tập không? Các bạn ạ, dù trong bất kì trường hợp nào cũng rất cần sự bình tĩnh và sáng suốt để xử lý tình huống một cách khéo léo, để làm được việc đó đâu phải chỉ trong một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng là làm được. Tất cả đều phải qua trui rèn mà trong đó các bạn là những chất thép phải biết tự mình tôi luyện. Hãy tìm hiểu thật kỹ, cập nhật thật đầy đủ những kiến thức thường thức cần thiết để có thể tự bảo vệ mình một cách an toàn nhất.

Như Tâm

Bài liên quan

Phần 1: Nếu không đậu Đại học? - Học Trung cấp, Cao đẳng rồi học liên thông

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đậu ĐH là khởi đầu tốt đẹp cho sự nghiệp, nhưng rớt ĐH thì không bao giờ là tắc. Con đường tới thành công của mỗi người là khác nhau và dĩ nhiên ĐH không phải là con đường duy nhất. Nào, bạn hãy cùng Hiếu Học tìm ra các hướng đi khác cho tương lại nhé.

Xúc cảm mùa thi

Bây giờ là lúc giao mùa Ngoại hạng vắng ngắt như chùa bà đanh. Dạo này anh bận bịu quá, công việc cứ bù cả đầu lên, mùa Euro tươi đẹp thế mà cũng không được thưởng thức trọn vẹn. Thật là rầu rĩ.

Đại học có phải là con đường duy nhất?

(hieuhoc_hieuhoc.com): Học đại học để trở thành kỹ sư, bác sĩ hay cử nhân. Mới chỉ cần nghe danh đã thấy oai, rồi đó là chưa kể đến khi có tấm bằng đại học trong tay thì dù sớm hay muộn họ cũng sẽ kiếm được một công việc ổn định để tạo dựng cuộc sống. Thế nhưng con đường đó có trải đầy nhung lụa không thì chỉ những người đã và đang trải qua mới có thể hiểu được.

Cùng chuyên mục