Nước nấu mãi không sôi

Cho nước vào chiếc cốc nhỏ, và chiếc cốc to, sau đó đặt chiếc cốc nhỏ vào chiếc cốc to, và dùng đèn cồn để nung nóng phía đáy của chiếc cốc lớn. Một lát sau nước trong chiếc cốc to sôi bùng lên. Nhưng thật lạ là nước trong cốc nhỏ lại không sôi bùng lên, dù có tiếp tục đun lâu hơn nữa ở đáy chiếc cốc to. Dùng nhiệt kế để đo thì thấy nhiệt độ trong chiếc cốc to và chiếc cốc nhỏ đều bằng nhau.

Sôi là một hiện tượng bốc hơi (khí) của chất lỏng. Khi chất lỏng hoá hi thì nó cần hấp thu nhiệt lượng. Chiéc cốc to đặt nguồn lửa nên nước trong cốc to không ngừng nhận được nhiệt lượng, sôi không ngừng. Còn nước trong cốc nhở chỉ nhận được nhiệt lượng từ trong chiếc cốc to, tức là nhiệt độ nước trong cốc to tăng thì nhiệt độ nước trong cốc nhỏ cũng tăng.

Khi nhiệt độ nước trong cốc to tăng đến 100oC, nước trong cốc nhở cũng tăng lên đến 100oC. Nhưng, nước trong cốc to tăng đến 100oC thì sôi, nhiệt lượng nó tiếp tục nhận được đều dùng để làm nước hoá hơi, nhiệt độ nước trong cốc to không tăng hơn nữa. (Lưu ý: Khi sôi, nhiệt độ nước không đổi là 100oC.)

Do vậy, giữa cốc to và cốc nhỏ không có sự trao đổi nhiệt nữa. Nước trong cốc nhỏ không còn tiếp tục hấp thu nhiệt lượng từ nước của cốc to nên không thể sôi.

hieuhoc_hieuhoc.com (sưu tầm)

Cùng chuyên mục