Có những tỷ phú thành công khi ở độ tuổi sung mãn sức khỏe và trí tuệ. Nhưng cũng có những người đạt đến thành công muộn mằn, danh vọng chỉ đến sau nhiều năm nỗ lực, nếm trải đủ mùi đắng cay, thử thách…
David Duffield sáng lập PeopleSoft, công ty đưa ông vào danh sách đại doanh nghiệp của tạp chí Forbes vào năm 1987 ở tuổi 47… Đó là doanh nghiệp thứ 4 đã gầy dựng, và ông phải cầm nhà để lấy vốn thành lập. Duffield không căng thẳng lo lắng vì: “Có linh cảm rõ ràng điều mình đang làm”.
Ông đã chứng minh mình đúng khi PeopleSoft trở thành công ty phần mềm ứng dụng lớn thứ hai toàn cầu trước khi sát nhập vào Oracle năm 2005. Duffield lọt vào danh sách Forbes 400, với tài sản hiện đạt 1,2 tỷ USD.
Các anh chàng như Mark Zuckerberg và Sergey Brin thu hút sự chú ý của công chúng như là những ngôi sao băng sáng trẻ, tài năng. Nhưng, những tỷ phú như David Duffield chỉ thành đạt sau khi chuyển nghề và vực dậy từ những thất bại nặng nề.
Trong 8 năm qua, tuổi thọ trung bình của những cái tên mới trong dach sách tỷ phú và danh sách Forbes 400 là 54.
Trước khi thành công với PeopleSoft, Duffield thừa nhận mình đã không xác định được phương thức quản lý và đặc tính doanh nghiệp đúng đắn. Mãi đến sau này, ông mới nhận ra là phải tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng và tập thể làm việc nhóm.
Nhân viên cần ý thức rằng giá trị của mình được trân trọng, và tất cả cùng cống hiến với tinh thần toàn cầu. Ông chia sẻ: những doanh nghiệp trước “thành công nhờ may rủi và luôn có nhiều thiếu sót”.
Một nhân vật khác là ông John Sperling, nảy ra sáng kiến mới ở tuổi 50 để trở nên giàu sụ.
Vốn là giáo sư Nhân học đại học San Jose State, cuộc đời ông rẽ sang một bước ngoặc mới khi đăng ký tham gia chương trình liên bang về giáo dục cảnh sát và giáo viên làm thế nào để hòa hợp với các thiếu niên phạm pháp. Chương trình nhận được sự chào đón nồng nhiệt của những người muốn mở rộng tri thức khi họ không có điều kiện học hiểu về nhân học.
Đến năm 1976, ở tuổi 53, ông thành lập trường đại học tư University of Phoenix. Sperling viết trong quyển tự truyện của mình có tên “Nổi loạn với một nguyên nhân”: “Tôi là doanh nhân tình cờ, CEO ngẫu nhiên”. Theo ông, làm doanh nhân thì phải chấp nhận mạo hiểm.
Tỷ phú Dietrich Mateschitz thì tiến vào thế giới nghề nghiệp, việc làm rất trễ. Ông có 10 năm làm sinh viên, chuyển từ trường này đến trường khác, và thỉnh thoảng, làm huấn luyện viên trượt tuyết. Ông cho biết: “Đời sinh viên rất thú vị và vô cùng tuyệt vời”.
Du lịch sang châu Á nhờ làm thành viên công ty bán mỹ phẩm Đức Blendax, ông bị ấn tượng bởi sự thịnh hành của những chai nước tăng lực. Tình cờ, anh bạn đồng nghiệp bên Thái là Chaleo Yoovidhya cũng sở hữu một công ty nước tăng lực. Dietrich Mateschitz hợp tác với bạn vào năm 1987 ở tuổi 48 để tung ra sản phẩm Red Bull tại thị trường phương Tây.
Là người của hoạt động thể thao ngoài trời, ông quảng bá nước tăng lực bằng cách tài trợ những chương trình thể thao hạng nặng với hình ảnh những vận động viên cơ bắp tràn đầy sức sống. Biết cách tiếp thị thành công vang dội, Mateschitz trở thành tỷ phú vào năm 1998 ở tuổi 59. Chỉ làm việc từ thứ Hai đến thứ Tư, ông hiện sở hữu một hòn đảo bên bờ biển Fiji (mua từ gia đình Forbes), một đội đua xe công thức một và hai đội bóng đá: Red Bull Salzburg, và New York Red Bulls…
Theo: (Forbes/DNSG)