Những phẩm chất cần có với cán bộ ngoại giao

(hieuhoc_hieuhoc.com): Để thực hiện được trọng trách nặng nề của mình, ngoài việc được đào tạo tốt, một nhà ngoại giao tài ba cần có những phẩm chất dưới đây

Lòng yêu nước nhiệt thành, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao

Nhà ngoại giao chân chính trước hết phải có lòng yêu nước, phẩm chất chính trị vững vàng, hết lòng phụng vụ đất nước, luôn luôn đặt quyền lợi đất nước lên trên.

Cán bộ ngoại giao luôn gánh trên vai mình trọng trách với đất nước. Họ phải hiểu biết tình hình nước mình và nhất là các chính sách lớn của nhà nước, của ngành ngoại giao và quyết tâm làm việc một cách hiệu quả.

Vì vậy, nếu một người làm ngoại giao mà chỉ chăm lo đến quyền lợi cá nhân và hưởng thụ vật chất cho bản thân mình sẽ không thể trở thành nhà ngoại giao thực thụ.

Trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ

Nhả ngoại giao còn phải cố gắng đạt tới trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc vể văng hóa, lịch sử, ngôn ngữ các nước mà mình phụ trách để có thể kết hợp hiệu quả quyền lợi của nước mình với quyền lợi của họ.

Để đạt yêu cầu trên, người làm ngoại giao cần đọc nhiều, giao thiệp rộng, có bạn bè thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau ở nước sở tại.

Chủ tịch Hổ Chí Minh sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp v.v… Không chỉ thông thạo ngoại ngữ, người còn rất am tường về Lịch sử, Văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc.

Trình độ diễn đạt chính xác, thuyết phục và có duyên

Đây là phẩm chất thiết yếu với những nhà ngoại giao tài năng. Bởi trở thành nhà ngoại giao, bạn thường phải thay mặt nước mình trình bày rõ quan điểm về một vấn đề nhất định, cảnh báo đối phương hoặc tranh thủ sự đồng tình của nước bạn. Và trong không ít trường hợp, ngôn ngữ bạn cần trình bày lại không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn. Đọc thông viết thạo một ngôn ngữ đã khó, làm chủ hoàn toàn ngôn ngữ ấy theo cách của một nhà ngoại giao càng khó khăn bội phần.

Nhiều khi nhà ngoại giao lại phải biết dùng lời nói che giấu những bí mật quốc gia, những sách lược cần được giữ kín của nước mình, mà vẫn làm cho đối phương tin. Nhà ngoại giao cũng luôn phải là người lịch thiệp, nhã nhặn nhất. Dù bực bội đến mấy, họ vẫn luôn cố gắng giữ được bình tĩnh, che giâu được bí mật quốc gia và ý nghĩ của mình.

Nếu người đối thoại với bạn có cử chỉ hoặc phát biểu khiến cho bạn muốn nổi khùng, bạn sẽ làm gì? Cho hắn một cái tát? Hay hầm hầm bỏ đi?

Nhà ngoại giao thường xuyên gặp phải những trường hợp như thế. Họ sẽ đáp lại rằng”

“Ông rất sắc sảo!”

Hoặc:

“Ý kiến đó của ông rất đáng lưu ý”.

Sau đó mới nhẹ nhàng đưa ra những sai trái của đối phương.

Nhạy bén, tinh tế, chủ động, linh hoạt

Cán bộ ngoại giao đòi hỏi phải có đầu óc nhạy bén, quan tâm tìm hiểu diễn biến tình hình, chủ động đối phó với tình huống bất ngờ.

Khi đọc các văn bản ngoại giao, họ chú ý để hiểu được các ý mới, chi tiết mới, ngụ ý của đối phương. Khi trao đổi ý kiến, họ nắm được nội dung ý kiến của đối phương, nhanh chóng làm sáng tỏ ý thật hay những điều trình bày còn thiếu rõ ràng. Nhà ngoại giao cũng có ý thức đọc rộng và rèn luyện để có trí nhớ tốt, khả năng đọc nhanh, hiểu nhanh các văn kiện khó.

Dũng cảm

Phẩm chất này thật sự cần trong nghề ngoại giao. Trên hết, cán bộ ngoại giao phải trung thực với đất nước mình, vì quyền lợi của đất nước mà luôn nói thật quan điểm, nhận xét, kiến giải của mình trước các vấn đề quốc tế và trong nước, dù việc nói thật có thể bất lợi cho bản thân.

Không ít người thấy ngành ngoại giao rất hấp dẫn do nghi lễ hào nhoáng và quyền lợi vật chất như: hàng rào danh dự và đội nhạc chào mừng, các buổi chiêu đãi sang trọng, đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, được “đi mây về gió” đến nhiều nước, được tuyên truyền đề cao.

Nhưng đó chỉ là nhữn nhân tố bề ngoài. Thực chất của ngoại giao là để bảo vệ và xúc tiến quyền lợi dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới.

Đừng tìm kiếm cái chết, cái chết sẽ tự tìm đến bạn. Nhưng hãy tìm kiếm con đường để có thể chết một cách ý nghĩa nhất.

Phượng Ngọc tổng hợp

Cùng chuyên mục