Dù có thể không phải là nhiều, nhưng mỗi năm đều có một câu chuyện về một CEO hoặc các lãnh đạo doanh nghiệp nhận những khoản lương khổng lồ trong lúc lương công nhân bị thu hẹp.
Khoảng cách lương
Vào năm 1970, gói lương và thưởng của các CEO trên thế giới vào khoảng 700.000USD, cao gấp 25 lần mức lương trung bình của một công nhân.
Đến năm 2000, mức lương này đã vọt lên tới xấp xỉ 2,2 triệu USD, gấp 90 lần mức lương của một công nhân.
Và đến năm 2004, theo nghiên cứu về mức lương CEO của hai chuyên gia Kevin J. Murphy và Jan Zabojnik: Nếu tính gộp cả các đề nghị về cổ phiếu và nhiều quyền lợi khác, mức lương của một CEO đã gấp gần 500 lần so với mức lương trung bình của một công nhân.
Ông Dan Moynihan, một chuyên gia về mức lương, cho rằng việc rút ngắn nhiệm kỳ của các CEO ngày nay so với trước đây có thể là một lý do đẩy cao mức lương trung bình của một CEO và làm tăng khoảng cách về lương bổng. “Tôi nghĩ đó là một mô hình kiểu tư bản kiểu như “hãy lấy nhiều nhất có thể cho đến lúc hết, vì chả ai biết khi nào nó sẽ hết”, ông nói.
“Tôi không nghĩ các CEO lại làm được nhiều việc hơn là họ đã từng làm như vào 20 năm trước và các công nhân cũng vậy. Liệu có nên chỉnh lại khoảng cách về lương không? – Có. Liệu điều đó có xảy ra? – Có lẽ không”.
Ở hầu hết các công ty, khoảng cách thu nhập thể hiện rõ bắt đầu từ cấp Phó Chủ tịch, ông Todd Milbourn – giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Olin tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết. “Đây là điểm mà bạn sẽ bắt đầu bước vào một nấc thu nhập mới, nhưng vẫn còn những khoảng cách lớn đáng kể khác, ví dụ như, giữa một Phó Chủ tịch cao cấp và một CEO” ông nói.
Vì sao lương CEO cao?
Dù có thể không phải là nhiều, nhưng mỗi năm đều có một câu chuyện về một CEO hoặc các lãnh đạo doanh nghiệp nhận những khoản lương khổng lồ trong lúc lương công nhân bị thu hẹp. Điều này có thể gây ra sự giận dữ và bất phục của các công nhân. “Khi có hàng nghìn người bực bội và cảm giác không được trả lương xứng đáng, tất cả các khâu đều trở nên bớt hiệu quả và tác động xuống cả tầng lớp dưới cùng”, ông Milbourn nói.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao mức lương của CEO ở các doanh nghiệp chính lại cao hơn nhiều so với các công nhân và các giám đốc cấp giữa? – “Một CEO hàng đầu có thể có giá trị bằng đúng trọng lượng của người đó quy ra vàng với những gì họ làm cho nền kinh tế”, ông Longnecker nói. – “Họ tạo ra việc làm. Họ giúp làm tăng thuế để giúp (nước Mỹ) tăng trưởng. Họ trao cho chúng ta sự cạnh tranh sắc bén trên thị trường thế giới. Họ làm rất nhiều việc với rất nhiều sức ép dồn lên mà sẽ không bao giờ có thể nói ra”.
Công bố lương CEO
Năm 2006, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã cập nhật nguyên tắc về công bố các mức lương của CEO, và lương giám đốc. Những quy định này yêu cầu các mức lương CEO và lương giám đốc phải được giải thích theo ngôn ngữ mà một người bình thường có thể hiểu. Các công ty hiện buộc phải công bố tổng thu nhập được trả thường niên cho mỗi giám đốc, cùng với các thông tin chi tiết về lương hưu và các khoản phụ trợ khác.
Nói đúng hơn, các công ty cần phải rõ ràng về những mục tiêu thực hiện của ban giám đốc và làm cách nào để lý giải về các khoản thưởng, các khoản chi trả cổ phiếu và việc tăng lương giám đốc. Ông Longnecker cũng đề xuất phải giải thích về trách nhiệm của một CEO cùng với mức lương được trả.
“Mọi người cần được hiểu về những gì mà CEO đang làm, ông ấy/bà ấy đại diện cho điều gì, cho giá trị gì và những gì họ đã làm cho công ty”, ông nói.
Để trở thành CEO
Không ít bạn trẻ khi đăng ký thi vào các trường ĐH khối kinh tế đều ấp ủ mong muốn sau này trở thành một doanh nhân thành đạt. Và nếu trở thành một CEO tức là bạn đã thành công trong ước muốn của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được ước muốn đó. Sự thành công chỉ đến với những người có quyết tâm và biết tận dụng cơ hội, và để trở thành một CEO tài ba, biết quản lý và dẫn dắt doanh nghiệp không hề đơn giản.
Tuy nhiên, khái niệm CEO không chỉ dừng lại ở đó mà có thể suy rộng ra. Tự kinh doanh (một ông chủ quán café, nhà hàng…) cũng có thể được coi là những CEO. Sự khác nhau chỉ ở quy mô và tên gọi (Doanh nghiệp lớn - Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Doanh nghiệp tư nhân), còn công việc quản lý không khác nhau nhiều. Vì vậy, những bạn trẻ mong muốn trở thành “CEO lớn” trong tương lai hãy bắt đầu từ vị trí thấp, cố gắng hiện thực hoá ước mơ và nếu có thể hãy là một “CEO nhỏ” ngay khi bạn có thể.
Chúc bạn thành công – NT. (hieuhoc_hieuhoc.com)
(*) Theo: (Payscale.com)/(Lao động cuối tuần)