Nhờ sự hỗ trợ của gia đình, anhvượt qua bệnh tật để có được cuộc sống độc lập. Nhưng rồi người thanh niên này sớm nhận ra vẫn còn hàng ngàn đứa trẻ bị khuyết tật về thể chất, tinh thần khác đã không có được may mắn như mình.
Từng bị chứng bại não lúc nhỏ nhưng anh Jeison Aristizábal (32 tuổi) nỗ lực vươn lên, chiến thắng bệnh tật và giúp thay đổi cuộc sống của gần 3.000 em nhỏ khuyết tật và gia đình các em.
Sinh ra và lớn lên tại một trong những khu vực nghèo nhất ở Cali, Colombia, anh Jeison Aristizábal trải qua một tuổi thơ nhọc nhằn với chứng bệnh bại não.
Trong ký ức của anh, những năm tháng đó chỉ toàn các cuộc hẹn gặp bác sĩ và những ca phẫu thuật. Anh cũng phải chứng kiến cảnh cha mẹ bòn mót từng đồng tiền ít ỏi đểđưa anh tới bác sĩ.
Anh kể: “Khi còn nhỏ, một bác sĩ bảo mẹ tôi là tôi sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu”. Nhưng thật may là mẹ anh đã không tin những điều bác sĩ đó nói.
Anh kể tiếp: “Mẹ tôi bắt đầu chống lại những chẩn đoán ban đầu đó. Bà đưa tôi tới chỗ vật lý trị liệu và áp dụng rất nhiều liệu pháp điều trị khác nhau. Tôi cũng đã tới trường bình thường và luôn tự thúc đẩy bản thân phải cố gắng. Tôi trở thành lớp trưởng và bắt đầu chứng minh với bạn bè và bản thân rằng mìnhcó nhiều tài năng”.
Nhờ sự hỗ trợ của gia đình, anhvượt qua bệnh tật để có được cuộc sống độc lập. Nhưng rồi người thanh niên này sớm nhận ra vẫn còn hàng ngàn đứa trẻ bị khuyết tật về thể chất, tinh thần khác đã không có được may mắn như mình.
Chính lần gặp một em bé rất nghèo khiến anh vô cùng day dứt. Bé trai đólớn lên trên giường trong suốt tám năm trời. Hình ảnh của em khiến anh nhớ lại những gì bản thân từng trải qua. Anh bắt đầu quyên góp tiền và mua những chiếc xe lăn để bé trai đó và các em bé khác ít nhất có thể di chuyển được.
Tiếp đó anh hướng tới mục tiêu giúp các em được điều trị bằng phương pháp vật lý. Anh lấy một quả bóng, một tấm thảm và rủ cô bạn vừa hoàn thành năm cuối chương trình đào tạo vật lý trị liệu tham gia với mình.
Họ bắt đầu với 20 em nhỏ, nhưng rồi các em cứ đông dần lên theo thời gian. Hiện tại Tổ chức Asodisvalle (Hiệp hội những người khuyết tật của thung lũng) do anh thành lập đãcó cơ sở riêng.
Tổ chức của anh hỗ trợ trẻ em bị khuyết tật cả thể chất lẫn tinh thần, trong đó có cả những em bị tự kỷ, hội chứng Down và bại não. Asodisvalle cũng có một ngôi trường và một bệnh viện hỗ trợ điều trị chuyên môn, vật lý và điều trị ngôn ngữ cho trẻ. Khi nhận thấy nhiều em nhỏ đến với trung tâm bị suy dinh dưỡng, Asodisvalle cung cấp luôn cả những bữa ăn bổ dưỡng cho các em. Ngoài việc điều trị các em nhỏ, tổ chức cũng có một chương trình đào tạo nghề cho các em lớn hơn.
Asodisvalle đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn trẻ em khuyết tật. Anh Aristizábal nói rằng điểm khác biệt lớn nhất mà tổ chức của anh mang lại cho các em chính là tình yêu thương và cách chăm sóc. Anh nói: “Chúng tôi đấu tranh vì hạnh phúc của các em”.
Anh chia sẻ: “Nhiều gia đìnhbị thông tin sai lạc. Họ nghĩ việc có một đứa con tàn tật là vì Chúa trừng phạt họ. Có những đứa trẻ nhiều năm phải nằm trên giường chỉ vì gia đình không biết cách chăm sóc”.
Cũng theo anh, ở khắp nơi trên thế giới khi gia đình nào đó có con bị khuyết tật, họ luôn nghĩ đứa trẻ đó không có khả năng gì nhiều. Và anh muốn thay đổi hoàn toàn quan niệm đó. Anh nói: “Chúng tôi phải nói với những gia đình này rằng con của họ có thể bị một khuyết tật nào đó, nhưng điều đó không có nghĩa là đứa trẻ không có tài năng gì để có thể thànhcông trong cuộc sống”.
Từ trải nghiệm bản thân, anh Aristizábal hiểu rằng các gia đình chính là nơi đầu tiên giúp đỡ cho sự tiến bộ của con cái. Do đó anh phối hợp với họ, hối thúc họ trở thành động lực chính trong việc giúp con cái vượt qua bệnh tật. Anh cùng Tổ chức Asodisvalle thay đổi cách nghĩ của các gia đình thông qua sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý học và qua chính câu chuyện riêng của mỗi người.
15 năm qua, Asodisvalle đã hỗ trợ miễn phí những dịch vụ cần thiết giúp thay đổi cuộc sống của gần 3.000 em nhỏ bị khuyết tật và gia đình họ.
Và nếu như 15 năm trước ở Aguablanca quê anh, những đứa trẻ khuyết tật luôn phải sống khép kín trong mỗi gia đình, thì nay chúng đã ra ngoài vui chơi, học tập và trở nên độc lập hơn nhiều.
Theo: (CNN/TTO)