Người hay suy nghĩ đắn đo

(hieuhoc_hieuhoc.com)Suy nghĩ và hành động quyết định thành công của một người ra sao? – Con người khi dấn thân vào hoạt động của xã hội, khi tiến hành một sự nghiệp nào đó, tính cách tồi tệ nhất là tính do dự không dám quyết định, trì hoãn…

Ðiều đáng sợ ở chỗ là bạn sợ sai hỏng mà do dự, lưỡng lự không quyết định. Nên sai hỏng không đến với bạn mà thành công cũng không đến với bạn.

Trên thực tế, không thể trông đợi mỗi hành động đều có hiệu quả tốt đẹp. Đắn đo để có một kế hoạch không hề sai sót chỉ là lý luận suông. Không hành động thì sẽ không có kết quả. Cơ hội sẽ không thuộc về người không dám hành động. Người dám làm không hẳn là người có tri thức và tài chính mạnh mẽ, nhưng họ đã làm và đã thành công.

Cho nên, muốn có được vận may và thành công, điều quan trọng là bạn phải hành động. Ngược lại, lười biếng, do dự sẽ làm tuột mất cơ hội.

Có 4 điều bạn có thể vận dụng để bớt suy nghĩ đắn đo:

1. Nhận thức rõ vấn đề của mình: Bạn cần nhận thức rõ rằng bạn vốn là người hay do dự . Hãy luôn ý thức về điều đó trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể làm điều này với một tờ giấy ghi chú rằng “Đừng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Hãy hành động!” hay viết thêm điều gì đó cùng với những dòng này.

Khi hiểu rõ thói quen của mình và luôn tự nhắc nhở bản thân, bạn sẽ biết chọn lựa khi làm việc, biết ngăn chặn bản thân những lúc sa đà và chọn làm điều có ích hơn. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy, việc thoát ra những suy nghĩ luẩn quẩn dễ dàng hơn và không bị quay trở lại những ý nghĩ quá nhiều đắn đo.

2. Đặt thời hạn cho những quyết định: Thay vì suy nghĩ về điều gì đó trong suốt nhiều ngày, hãy tự nhủ bạn chỉ có một thời gian nhất định để suy nghĩ về điều đó. Sau đó, bạn phải đưa ra quyết định.

Thậm chí, bạn cũng nên đặt ra giới hạn thời gian nhỏ hơn với những quyết định không quan trọng lắm. Chẳng hạn, bạn không nên luẩn quẩn, mất thời gian với những quyết định kiểu như “tôi sẽ tập thể dục”, “tôi sẽ gọi điện thoại”, “tôi sẽ thử món này hay cái gì đó” khi cảm thấy có chút ngáng trở bên trong. Trong những trường hợp này, tôi sẽ quyết định ngay khi nghĩ tới nó trong vài giây và bắt đầu hành động.

3. Tập trung vào hiện tại: Hãy tập trung vào những gì ở ngay trước mắt bạn thay vì lãng đãng trôi về quá khứ hay một tương lai sẽ tới trong thời gian dài tiếp theo. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn không cần phải nghĩ nhiều về mọi việc. Bạn có thể chỉ sống với hiện tại và để cho mọi hành động đúng đắn diễn ra một cách tự nhiên.

Điều này thoạt nghe có vẻ không được đúng lắm, nhưng nếu bạn chỉ làm những việc ở thực tại, bạn sẽ khám phá ra, những kết quả thu được thường sẽ tốt hơn khi bạn suy nghĩ quá nhiều. Và nhất là, phải tin tưởng vào khả năng của chính mình.

4. Hãy tự hỏi mình: Tự hỏi mình “Ai quan tâm chứ” là cách để bạn không làm nghiêm trọng hóa những điều nhỏ nhặt. Đó cũng phương thức giúp bạn cởi mở và thư thái hơn với chính mình và những người xung quanh. Đó cũng là cách đơn giản để bạn thấy thoải mái hơn về sự việc.

Điều quan trọng nhất cần làm ngay là gì? Nếu bạn đang bối rối không biết làm gì tiếp theo trong ngày, trong tuần hay thậm chí trong đời, hãy tự hỏi mình câu đó. Câu trả lời có thể không phải lúc nào cũng là điều bạn muốn nghe, vì thường thì điều quan trọng nhất lại là điều khó khăn nhất bạn cần làm.

– 5 năm nữa chuyện này sẽ như thế nào? Câu hỏi này thực sự giúp bạn xem xét sự việc ở góc độ quan điểm. Nó sẽ giúp bạn nhìn nhận những rắc rối ở hiện tại dường như vặt vãnh và bớt quan trọng hơn ta tưởng. Bạn cũng có thể nhận ra, do mình đã phóng đại vấn đề nên khiến cho nó đáng sợ hơn thực tế.

Chúc bạn thành công

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài 2: Cảm thấy lưỡng lự khi phải quyết định thì làm sao? Nên có quyết định thế nào khi cảm thấy lưỡng lự trước vấn đề? Bởi chúng ta thường quyết định không chút đắn đo khi có đầy đủ kiến thức, khả năng, trình độ xử lý công việc đối với các vấn đề quen thuộc… Nhưng cũng có khi ta cảm thấy lưỡng lự, phân vân không biết nên quyết định thế nào!

Cùng chuyên mục