Nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực CNTT

(hieuhoc_hieuhoc). Trong lĩnh vục Công nghệ thông tin (CNTT), lỗ hổng lớn nhất là thiếu các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Vì thế, sẽ có các chính sách khuyến khích đẩy mạnh các công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp.

Lý do chính của việc thiếu hụt lực lượng này nằm ở các chương trình đào tạo về lĩnh vực điện tử, phần lớn chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho sinh viên kiến thức làm sao để sử dụng vi mạch chứ chưa dạy sinh viên cách làm ra vi mạch. Ngoài ra, chúng ta cũng đang thiếu hụt những giảng viên có trình độ và am hiểu lĩnh vực này để có thể truyền tải các kiến thức mới về công nghệ vi mạch đến các bạn sinh viên.

Đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 22-9, đánh dấu một bước đi mới trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông trong giai đoạn tới.

Có bốn trọng tâm là

– Phát triển nguồn nhân lực

– Phát triển ngành công nghiệp CNTT

– Mở rộng hạ tầng viễn thông

– Ứng dụng CNTT.

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, sẽ có các hoạt động hỗ trợ để thông tin dự báo và định hướng phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó là các chính sách ưu tiên về cơ sở vật chất, về quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu trọng điểm; tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng CNTT trong xã hội để nâng cao dân trí và khuyến khích việc giảng dạy bằng tiếng Anh đối với sinh viên ngành CNTT, đồng thời nâng cao năng lực đào tạo nhân lực bậc cao có kỹ năng sử dụng CNTT trong các ngành công nghiệp.

Đề án cũng nêu rõ sẽ có cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp chủ đạo làm tổng thầu các dự án lớn dùng vốn ngân sách nhà nước; khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mở rộng vào mảng CNTT… Việc hợp tác quốc tế cũng sẽ được đẩy mạnh nhằm tăng năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó khuyến khích việc sáp nhập hoặc mua các công ty quốc tế để tạo sự đột phá về thương hiệu.

Trong lĩnh vực gia công phần mềm, Chính phủ đặt mục tiêu đưa Việt Nam nằm trong top 15 quốc gia dẫn đầu thế giới về dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số vào năm 2015 và vào top 10 vào năm 2020. Trong khi đó, ở mảng công nghiệp phần cứng sẽ xây dựng một số doanh nghiệp có đủ năng lực thiết kế và sản xuất một số phần cứng và linh kiện thay thế hàng nhập khẩu vào năm 2015 và có một số tổ chức và doanh nghiệp đủ năng lực nghiên cứu ra các sản phẩm công nghệ cao vào năm 2020.

Một lộ trình quan trọng được đặt ra là sẽ dùng chung các công trình công cộng điện lực, cấp thoát nước, giao thông để ngầm hóa các mạng cáp thông tin, truyền hình. Các doanh nghiệp viễn thông sẽ tăng cường hợp tác để sử dụng chung một phần mạng lưới, công trình, thiết bị… để bảo đảm tiết kiệm hữu hiệu trong việc đầu tư thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ.

Khuyến khích đầu tư cho năng lực nghiên cứu và phát triển

Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, nhiều chính sách khuyến khích được đề án đưa ra nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực CNTT, làm chủ và từng bước sáng tạo ra công nghệ cho việc chế tạo sản phẩm mới. Theo đó, sẽ nâng cao năng lực R&D về CNTT tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và trong doanh nghiệp; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm dùng chung trên cả nước về công nghệ chip, công nghệ cảm biến, phần mềm lõi, nội dung số, an toàn thông tin…

Lỗ hổng lớn nhất là thiếu các doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Thế nên mỗi năm chỉ có một vài sáng chế, chứng tỏ Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ.

Vì thế, sẽ có các chính sách khuyến khích đẩy mạnh các công trình nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghiệp CNTT trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu sáng tạo, mua hoặc chuyển giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam; có cơ chế hỗ trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp lớn tham gia lĩnh vực R&D và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu cùng một lúc với việc tạo ra những sản phẩm thiết bị đầu cuối phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước.

Nhận thấy được tiềm năng của thị trường, một số công ty vi mạch nước ngoài đã chọn Việt Nam để thành lập trung tâm R&D như Intel, Renesas, Applied Micro, Splendid… Gần đây, cũng xuất hiện dần một số doanh nghiệp hướng vào R&D, đó là các kết quả nghiên cứu bước đầu về vi mạch của Việt Nam. Như Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn đang xin đầu tư nhà máy chế tạo vi mạch để kết hợp với các dự án thiết kế vi mạch tạo thành một dây chuyền từ đầu đến cuối. Đây sẽ là một giai đoạn mới cho nền vi mạch Việt Nam.

Mục tiêu của Việt Nam vào năm 2020 là được xếp loại khá trên thế giới bằng cách có mặt trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng của Liên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng của nền chính phủ điện tử. Các dịch vụ công cũng sẽ đạt được ở cấp độ 4, 100% các doanh nghiệp và tổ chức công ứng dụng CNTT cho việc điều hành. Một lộ trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia cũng được đặt ra để phục vụ việc phát triển chính phủ điện tử, để việc ứng dụng trong cơ quan nhà nước bảo đảm điều hành thông suốt từ trung ương đến địa phương. Đồng thời có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội trên cơ sở hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà nước.

Việt Nam chế tạo thành công chip 32bit

Sáng 27/10, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch thuộc Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố chip vi xử lý 32-bit VN1632. Đây là bước tiến mới của Việt Nam trong việc thiết kế thành công chip vi xử lý với công nghệ IBM 0.13 um.

Trước đây nhóm nghiên cứu đã thành công với sản phẩm chip 8-bit VN8-01 ứng dụng trong các hệ thống mạch dân dụng, chuyên biệt thì với sự ra đời của 32-bit VN1632 sẽ đáp ứng yêu cầu của các hệ thống điều khiển phức tạp, đòi hỏi tốc độ cao như trong điện thoại di động, mã hóa/giải mã dữ liệu, thiết bị truyền thông, xử lý ảnh…

Thạc sĩ Ngô Đức Hòa, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Sau khi nhận được chip từ nhà máy, chúng tôi đã tích hợp chip VN1632 trong sản phẩm mẫu khung ảnh điện tử. Bên cạnh đó còn đưa vào thiết kế sản phẩm KIT thí nghiệm DE VN1632 nhằm phục vụ nghiên cứu, giáo dục.

Được biết bên cạnh các dự án sản xuất chip, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch thuộc Đại học Quốc gia TPHCM cũng đang hướng đến phát triển thư viện lõi IP để chào bán trên các sàn giao dịch quốc tế theo xu hướng kinh doanh công nghệ vi mạch của thế giới, đồng thời tích hợp các lõi IP này vào trong các hệ thống lớn hơn.

Intel khánh thành nhà máy 1 tỉ USD tại Việt Nam

Ngày 29-10, tập đoàn Intel đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trị giá 1 tỷ USD tại khu công nghệ cao TP.HCM.

Nhà máy Intel Việt Nam được đặt tại khu công nghệ cao TP.HCM (Saigon Hi-tech Park) tại quận 9 TP.HCM, trên một diện tích sản xuất rộng 46,000m2, có diện tích lớn gấp khoảng 5,5 lần các sân bóng đá. Đây là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới sản xuất toàn cầu của Intel.

Nhà máy tại Việt Nam đã bắt đầu sản xuất những chipset di động mới nhất của Intel dùng cho máy tính xách tay và các thiết bị di động. Ngoài ra, nhà máy tại Việt Nam cũng có khả năng sẽ sản xuất những bộ vi xử lý trong tương lai.

Lắp ráp và kiểm định được coi là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất chip bán dẫn của Intel. Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất các sản phẩm silicon của Intel, trước khi những sản phẩm này được sẵn sàng đưa đến tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhà máy Intel tại Việt Nam là một mô hình cơ sở lắp ráp và kiểm định rộng hơn và hiệu quả hơn của tập đoàn. Nhà máy được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả và tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng của Intel.

Nhà máy lắp ráp và kiểm nghiệm đặt tại Việt Nam là nhà máy thứ bảy thuộc loại này của Intel. Những địa điểm khác gồm có Penang và Kulim ở Malaysia; Cavite ở Philippines; Thành Đô và Thượng Hải ở Trung Quốc và San Jose tại Costa Rica.

Công Thành tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Vai trò của các giám đốc thông tin (CIO)

Vai trò của các giám đốc thông tin (CIO) ngày càng cần được khẳng định, bởi chính họ là một trong những đội ngũ tiên phong cho nền kinh tế của thời đại mới.

CIO - Giám đốc Thông tin: Nghề chưa được định danh.

CIO sẽ phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, cần nghiên cứu một đề án về chức danh này để tìm hiểu các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự về một chức danh như vậy hay không, nhân lực phụ trách vị trí này sẽ là ban lãnh đạo hay chỉ là tham mưu, cùng với trách nhiệm và quyền hạn của CIO.

Các nhà quản lý hệ thống thông tin

Nhu cầu đặt ra đối với các tổ chức về việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện hành và công nghệ mới trong tương lai đã trở thành một vấn đề nóng bỏng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong vài năm qua.  Khi sự giao thiệp bằng điện tử đã trở nên thông dụng hơn thì các công ty sử dụng công nghệ như thế nào và khi nào đang là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Tiềm năng ngành Viễn Thông Việt Nam

(hieuhoc_hieuhoc) Các chuyên gia trong ngành đều nhận định thị trường viễn thông Việt Nam trong là một thị trường rất phát triển và đầy tiềm năng. Ngành công nghiệp viễn thông của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là lĩnh vực điện thoại di động và Internet băng rộng.

Công nghệ Thông tin, Điện tử, Viễn thông năm 2010.

Năm 2010 là năm bùng nổ của cộng nghệ 3D với tốc độ phát triển như vũ bảo của công nghệ, tính năng và các ứng dụng đi kèm. Các nhà sản xuất TV, phim truyện và truyền hình rất mong chờ vào sự phát triển của nội dung giải trí 3D. Bên cạnh đó, dịch vụ phần mềm nội địa cũng tăng trưởng mạnh

Cùng chuyên mục