Nghề thẩm định giá: kỹ năng cần để thành công?

(Hiếu học)Thẩm định giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc theo thông lệ quốc tế. Vậy, công việc cụ thể của một thẩm định viên là gì? Và cần những kỹ năng gì để thành công trong ngành này?

Thẩm định viên có đủ điều kiện mới được hành nghề và thường xuyên phải cập nhật các kiến thức về Pháp luật, quản lý Doanh nghiệp, Kỹ thuật… nắm bắt được sức khỏe nền kinh tế, môi trường đầu tư, các chính sách về thuế …

Nghề thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước: pháp lệnh giá đã quy định các loại hình tài sản của Nhà nước phải tẩm định giá. Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội ngày càng tăng khi thị trường bất động sản phát triển. Tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh… của từng công ty mà công việc của một chuyên gia thẩm định tài sản có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nhiệm vụ đặc trưng của một chuyên gia thẩm định giá là:

– Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các hợp đồng thuộc lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, động sản, giá trị doanh nghiệp. Lập báo cáo định giá và đề xuất kết quả định giá.

– Chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng của các chứng thư, báo cáo thẩm định giá.

– Tham gia đề xuất, cảnh báo rủi ro trong việc định giá, quản lý đối với các nhóm tài sản theo từng thời kỳ.

– Theo dõi, quản lý hồ sơ đã được định giá; chủ trì công tác định giá lại tài sản.

Ngành thẩm định giá hiện đang rất cần nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Do vậy, cơ hội việc làm luôn rộng mở với các ứng viên tiềm năng. Với bằng cử nhân thẩm định giá, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc. Ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài Chính, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá.

Bạn cũng có thể làm việc với các vị trí khác như:

– Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường…

– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng…

– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán…

– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường ĐH có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu.

Thẩm định viên ngoài khả năng về chuyên môn, am hiểu thị trường, có kiến thức về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn; hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phân tích tài chính, thẩm định giá, khả năng ngoại ngữ và tin học (các ứng dụng tin học văn phòng), tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.

Nghề thẩm định giá cũng đòi hỏi bạn phải tự tin vào khả năng và kết quả thẩm định của mình. Vì là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên bạn cũng cần năng động trong việc xử lý các mối quan hệ, các tình huống phát sinh…

Do tính chất đặc biệt của nghề thẩm định giá, ngoài những tố chất kể trên, người thẩm định giá còn cần phải có tính kỷ luật (tuân thủ tiêu chuẩn thẩm định giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật) và tính trung thực cao. Không chỉ thẩm định những giá trị hữu hình như nhà xưởng, đất đai hay máy móc mà còn thẩm định những giá trị vô hình – thương hiệu của các doanh nghiệp và để làm được điều đó đòi hỏi người làm nghề thẩm định cần phải có một trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, ở VN, để thẩm định giá của thương hiệu, các doanh nghiệp thường phải thuê Cty nước ngoài.

Trường nào đào tạo nghề thẩm định giá?

Thẩm định giá là một nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi các ứng viên có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính. Các ngành kỹ thuật khác cũng có thể làm được nghề này trong trường hợp định giá cho các công trình xây dựng, các thiết bị kỹ thuật…; tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải bổ túc thêm những kiến thức nền về tài chính, kinh doanh, ngân hàng, kinh tế, các quy phạm pháp luật khác có liên quan… Riêng chuyên ngành thẩm định giá được đào tạo tại: Học viện Tài chính, ĐH Marketing TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh tế quốc dân… và đã thu hút khá đông sinh viên theo học vì hiện là nghề “hot”. Bạn có thể đăng ký vào học thẩm định giá ở các trường trên.

Chúc bạn hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và thành công

TR. Gia Đình (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Những kỹ năng vàng cho nghề Thẩm định giá

(hieuhoc_hieuhoc.com): Khi tìm người cho vị trí nhân viên thẩm định giá, nhà tuyển dụng cần các ứng viên có các kỹ năng gì? Sau đây là những kỹ năng vàng mà hieuhoc_hieuhoc thu thập được từ các nhà tuyển dụng hàng đầu.

Thẩm Định Giá - Cơ Hội Nhiều, Thử Thách Không Ít

(hieuhoc_hieuhoc.com): Từ một sản phẩm tạo ra, một doanh nghiệp hay ngay cả một chiếc xe máy cũng đều có giá. Nhưng giá bao nhiêu là thích hợp và chính xác nhất? Trong trường hợp có nhiều người đưa ra những mức giá khác nhau ở cùng một thời điểm như nhau như vậy thì công việc “thẩm định giá” chính là trọng tài trong những trường hợp đó.

Quản trị kinh doanh cần có năng lực gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành quản trị kinh doanh có các chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị chất lượng, quản trị dịch vụ, quản trị du lịch, quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại, quản trị chất lượng, marketing, quản trị truyền thông… 

Nhân viên tín dụng - Chuyên gia cho vay tiền

(hieuhoc_hieuhoc.com): Ngày nay, với sự ra đời của rất nhiều ngân hàng cũng như các dịch vụ tín dụng; cộng với nhu cầu về tài chính để đầu tư kinh doanh hay chỉ đơn giản là để chi dùng ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực làm nghề tín dụng cũng tăng theo nhanh chóng. Lướt qua các website tuyển dụng cũng như các website của các ngân hàng đều có thấy tuyển rất nhiều nhân viên tài chính.

Chuyên viên phân tích đầu tư.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Chuyên viên phân tích đầu tư giữ một vị trí quan trọng trong các công ty tư vấn , các quỹ đầu tư dự án hoặc đầu tư rủi ro. Phần lớn các bạn trẻ tại Việt Nam vẫn còn lạ lẫm với nghề này. Vậy, công việc cụ thể của chuyên viên phân tích đầu tư là gì?

Nghề kiểm toán: Không chỉ có Toán

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, người làm nghề kiểm toán buộc phải “nạp” kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Không chỉ cần kiến thức về kế toán, kiểm toán, mà “Kiểm toán viên” còn phải trau dồi kiến thức ngoại ngữ cũng như kiến thức luật pháp. Đồng thời luôn phải theo dõi những thay đổi, bổ sung của hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế. 

Cùng chuyên mục