Nghề quản lý hệ thống thông tin mạng

Với một triển vọng nghề nghiệp rộng mở, những ai chọn công nghệ thông tin (CNTT) làm nghề nghiệp tương lai còn có thêm một hướng đi mới, đó là nghề quản lý hệ thống thông tin mạng.

Hiện nay, mạng máy tính, Internet gần như trở thành công cụ làm việc thiết yếu của nhiều doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp lớn, mạng máy tính gần như là sự sống còn. Vì vậy, họ có cả một phòng quản trị mạng, với số nhân viên lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng và người này gần như làm nhiệm vụ bảo đảm cho vận hành của doanh nghiệp. Có thể nói, quản lý hệ thống thông tin mạng gần như là một nghề đầy “quyền lực” hiện nay.

Bên cạnh đó, để cạnh tranh được với các đối thủ khác, các công ty phải liên tục cài đặt những hệ thống mạng hiện đại tiên tiến, đồng thời cũng thiết lập thêm mạng nội bộ và mạng liên kết phức tạp. Việc duy trì hệ thống mạng ổn định là điều rất cần thiết của mỗi công ty. Ngoài ra, hiện nay vấn đề an ninh mạng cũng là mối quan tâm hàng đầu, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải điều hành, quản lý công việc của mình thông qua hệ thống mạng. Chưa kể, an ninh của các thiết bị điện tử của quốc gia gần đây đang có nguy cơ bị đe dọa; hệ thống thông tin mạng của nhiều công ty rất dễ bị tấn công bởi các tin tặc, virus… Do đó, các công ty cần một chuyên gia bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hoạt động của mình.

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu, nhưng nghề quản lý hệ thống thông tin mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề thời thượng hiện nay và là một trong những nghề có sức hút lớn đối với các bạn trẻ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT dự đoán, việc làm cho vị trí quản lý hệ thống thông tin máy tính đến năm 2012 sẽ tăng nhanh hơn mức trung bình theo ngành nghề khác nhau.
Trong 10 năm qua, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (liên tục đạt mức tăng trưởng 20-25%/năm). Với đề án “đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin – truyền thông” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 hứa hẹn sẽ đem lại thời cơ vàng để phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Theo đề án này, đến năm 2015 sẽ có 30% sinh viên công nghệ thông tin – Truyền thông (CNTT – TT) tốt nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu để tham gia thị trường lao động quốc tế và sẽ tăng lên 80% vào năm 2020; tỷ lệ người dân sử dụng Internet sẽ tăng từ 50% (năm 2015) lên trên 70% (vào năm 2020). Để phát triển công nghiệp CNTT, đến năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu có đủ năng lực thiết kế, sản xuất thiết bị, thay thế dần các chi tiết nhập khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam nằm trong top 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số…
Đề án cũng đưa ra lộ trình đến năm 2015, người dân và doanh nghiệp sẽ được cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến; bước đầu ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng… Sang đến năm 2020, hầu hết các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ cao nhất; 100% các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT là rất lớn.

Được thành lập năm 1981 tại Ấn Độ, đến nay, NIIT trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo và cung cấp các giải pháp CNTT. Tại châu Á, NIIT là học viện trong 5 năm liên tiếp được IDC xếp hạng một trong 15 học viện đào tạo CNTT hàng đầu thế giới (IDC 2001 – 2004).

Tại Việt Nam, sau gần 10 năm phát triển, học viện NIIT đã xây dựng hệ thống 34 trung tâm tại 13 tỉnh thành trên toàn quốc. Song song đó, học viện này đang đào tạo hơn 10.000 sinh viên tại Việt Nam với hơn 90% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và đang làm việc cho các công ty hàng đầu Việt Nam như: Paragon Solutions, TMA Solutions, Global CyberSoft, FPT, Fujitsu, Netika Vietnam, ACB, Sacombank…

Nắm bắt được nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chuyên sâu về mạng máy tính và hệ thống thông tin của xã hội, học viện này đã mở chương trình “Quản trị mạng và hệ thống thông tin”. Đến với chương trình này, học viên sẽ trang bị đầy đủ kiến thức về mạng máy tính và hệ thống thông tin doanh nghiệp để sở hữu một nghề nghiệp đầy “quyền lực” và tiềm năng trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp bằng Professional Diploma in Information Technology (văn bằng CNTT chuyên nghiệp) của Học viện NITT Ấn Độ có giá trị toàn cầu.

Với văn bằng này, người học sẽ có cơ hội học liên thông đại học tại Anh, Mỹ, Australia, Singapore… hoặc có thể “du học tại chỗ” với chương trình liên kết giữa đại học Paris Est (Pháp) và đại học Hoa Sen. Chương trình đào tạo 2 năm (3 buổi một tuần) và trang bị thêm tiếng Anh 5 – 6 buổi một tuần), học phí khoản 2.700 USD, học viên có thể trả dần theo từng tháng. Ngoài những ưu điểm trên, học viên còn được sử dụng giáo trình gốc của Học viện NIIT (Ấn Độ) và được tiếp xúc với đội ngũ giảng viên có học vị cao, được học viện này tuyển chọn và đào tạo bài bản.
Điều kiện tuyển sinh

– Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT; sinh viên các chuyên ngành khác hoặc những người đang đi làm có nhu cầu thăng tiến trong công việc, xây dựng nghề nghiệp, bổ sung kiến thức.

– Thi tuyển: kiểm tra đầu vào tiếng Anh và IQ (sinh viên chuyên ngành CNTT hoặc những người đang đi làm có thể làm bài kiểm tra kiến thức chuyên ngành và bỏ qua phần thi đầu vào tiếng Anh và IQ.

Mọi chi tiết, liên hệ địa chỉ: info@niit.edu.vn hoặc truy cập vào http://www.niit.edu.vn/.

Theo Nguồn: NIIT

Bài liên quan

Ngành Quản trị & An ninh mạng

(Hiếu học) Để các cơ quan An ninh mạng Việt Nam có thể lần ra dấu vết và dập tắt những cuộc tấn công mạng, đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức an ninh mạng từ các nền kinh tế khác nhau.   

Kinh doanh dịch vụ an ninh mạng

Dịch vụ an ninh mạng là một xu hướng kinh doanh mới, khi bảo mật trở thành một thế trận cốt lõi của các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt ở các ngành như chứng khoán, ngân hàng hay thương mại điện tử. 

Cùng chuyên mục