Nghề phù hợp cho người thích “lướt net”

(hieuhoc_hieuhoc.com). Khi hệ thống internet ngày càng được mở rộng và nhiều công việc được làm từ xa hơn thì sự tiến bộ về công nghệ sẽ thúc đẩy việc tuyển dụng các nhân viên có liên quan đến công nghệ thông tin, từ đó dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các nhà quản lý hệ thống thông tin máy tính, các chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường qua internet… Nên công việc của những nghề này cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Nghề InfobrokerNghề phù hợp cho người thích “lướt net’.

Là những nghề mà điều kiện cần không nhất thiết phải có tấm bằng đại học. Nếu bạn là người yêu thích công nghệ thông tin, thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi, muốn tìm nghề phù hợp cho người thích lướt net, bạn có thể tham khảo một số công việc như sau:

Chuyên viên nghiên cứu và khảo sát thị trường.

– Thu thập số liệu thống kê về các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu giá cả, doanh thu và các phương pháp tiếp thị và phân phối, phân tích doanh thu quá khứ để dự đoán doanh thu tương lai, phân tích doanh số bán hàng trong quá khứ để dự đoán việc bán hàng trong tương lai.

– Thiết lập các phương pháp và thủ tục thu thập thông tin, tổ chức khảo sát thị trường bằng “tiếp thị số” để ước đoán sở thích của khách hàng. Đưa ra các kết luận và đề xuất về chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường qua internet.

Chỗ làm thuận lợi nhất cho chuyên viên nghiên cứu thị trường, về cả cơ hội thăng tiến lẫn lương bổng, là các hãng tư vấn kinh doanh và các hãng nghiên cứu thị trường.


Nghề Infobroker - Thợ săn thông tin chuyên nghiệp.

Trên thế giới sẽ tiếp tục thiết lập mạng máy tính toàn cầu đồ sộ (GRID). Viễn cảnh một mạng toàn cầu cho phép khai thác triệt để công suất của tất cả các máy tính trên toàn thế giới sẽ không còn xa nữa. Hàng ngày, có hàng tỷ bit thông tin được chuyển tải qua lại giữa các máy tính. Các thiết bị của mạng toàn cầu GRID sẽ tự phân loại các dữ liệu. Song việc khai thác các dữ liệu và tìm kiếm trong tổ hợp dữ liệu vẫn đang ở dạng “quặng” những “tài nguyên” thông tin quý giá cần thiết lại là nhiệm vụ của con người. Công việc này đòi hỏi người dùng phải có kinh nghiệm và phương pháp riêng để có thể kiếm được những thông tin chính xác, có giá trị.

Nghề quan hệ công chúng, nhân viên truyền thông.

Công việc của nhân viên quan hệ công chúng phụ thuộc vào từng chính sách khác nhau của công ty. Đặc điểm chung của nghề này là xây dựng sự chú ý của giới truyền thông và kiểm soát sự phá hoại hình ảnh của thân chủ khi cần thiết. Cơ sở chủ yếu của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, cá nhân, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Hoạt động PR gắn bó chặt chẽ với các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra, nhân viên quan hệ công chúng phải giám sát mọi lời khen ngợi cũng như chỉ trích công ty của mọi người, cả online lẫn offline và chuẩn bị để phản ứng lại khi được yêu cầu, theo dõi và xử lý thông tin báo chí thông qua các hoạt động họp báo, thông cáo, tin tức báo chí v.v…

Nhân viên truyền thông có thể làm việc cho giám đốc quan hệ công chúng hoặc người xây dựng thương hiệu. Họ có thể hoàn thành công việc của mình, bao gồm cập nhật thông tin mới nhất, quản lí phản hồi của khách hàng, sáng tạo điểm đặc trưng cho công ty… tất cả bằng một chiếc máy tính nối mạng.

Nghề quản lý nhân sự.

Như chúng ta đều biết, Internet đã làm thay đổi các ngành nghề một cách mạnh mẽ hơn một thập kỉ qua. Và quá trình tuyển dụng cũng đã trải qua sự thay đổi lớn thông qua các website. Ngày nay, ai cũng có thễ dễ dàng post lên các trang web sơ yếu lí lịch của bản thân để giới thiệu với nhà tuyển dụng. Nếu là một nhà tuyển dụng, bạn có thể tiếp cận với hàng trăm ứng viên tiềm năng chỉ bằng một cú click chuột. Tất nhiên, một nhà tuyển dụng giỏi phải trải qua quá trình tìm kiếm tích cực để đạt được những nhân viên xuất sắc nhất.

Nhân viên truyền thông có thể làm việc cho giám đốc quan hệ công chúng hoặc người xây dựng thương hiệu. Họ có thể hoàn thành công việc của mình, bao gồm cập nhật thông tin mới nhất, quản lí phản hồi của khách hàng, sáng tạo điểm đặc trưng cho công ty… tất cả bằng một chiếc máy tính nối mạng.

Các nhà quản lý hệ thống thông tin.

Họ phải thống kê các trang web thường được ghé thăm và mọi thao tác của người sử dụng. Nói cách khác, người phân tích sẽ giám sát sự tương tác giữa khách hàng và các website. Họ cũng có thể phải lắng nghe phản hồi và giải đáp thắc mắc của khách hàng, sau đó, sẽ báo lại cáo lại cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc chủ website.

Chuyên viên văn hoá và sức khoẻ cộng đồng.

Thoạt nghe có thể bạn khó tin nghề này sẽ “đắt giá” trong tương lai. Nhưng đó là sự thật đấy. Chính phủ các quốc gia sẽ trợ giúp nhiều hơn cuộc sống của người dân và cùng với đó là những khoản đầu tư lớn hơn trong lĩnh vực văn hoá và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Một số chuyên gia kinh tế nhận định, từ năm 2010, tại nhiều quốc gia trên thế giới, gần 90% các sự kiện văn hoá và chiến dịch bảo vệ sức khoẻ người dân sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi các tổ chức được chính phủ giao phó hay ủy quyền.

Nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên am hiểu văn hoá và sức khoẻ cộng đồng từ đó sẽ tăng mạnh. Những chuyên viên này là cầu nối giữa giới nghệ sỹ từ thời trang, điện ảnh cho đến thể thao với cộng đồng trong các sự kiện văn hoá cũng như giữa chính phủ với người dân trong các chiến dịch chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Công việc rất nhiều và mức lương cũng rất lớn.

Yêu cầu đối với các chuyên viên văn hoá và sức khoẻ cộng đồng là có kiến thức sâu rộng về thị trường văn hoá, về lĩnh vực y tế và cần biết rõ công ty nào, cơ quan chính phủ nào hay nghệ sỹ nào có ý định đầu tư vào đây.

Bạn “lướt net” xuất phát từ nhu cầu giải trí hay học hỏi? Muốn biết tin tức hay cốt yếu là thu thập tin tức để ứng dụng chúng trong đời sống hàng ngày? Người có nhu cầu giải trí cũng thích “lướt net”, họ rất thích tìm hiểu về thông tin thể thao, hình sự, văn hóa… Nhưng riêng đối với những người có nhu cầu học hỏi, họ sẽ thường xem tin tức vào các chủ đề khảo cứu, giàu chất trí tuệ, đậm nét nhân bản, giúp cho não họ ngày càng nâng cao hơn, họ đọc để luyện trí, thay vì xem chơi, và có thể xem đó là cơ hội nghề nghiệp.

Hy vọng với những nghề bạn đã tham khảo trên đây, bạn có thể tìm thấy những thông tin nghề phù hợp với mình để lựa chọn đi con đường đúng đắn nhất.

Chúc bạn thành công.

Tuấn Phong tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Nghề Infobroker - Thợ săn thông tin chuyên nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Không có thời đại nào mà luồng thông tin được chuyển tải mau lẹ đến chóng mặt như ngày nay. Thay vì ngày xưa phải dùng người, ngựa, chim bồ câu hay tiến bộ hơn là xe lửa, máy bay để đưa truyền tải thông tin thì ngày nay, internet đang bùng nổ khiến cho hàng triệu, hàng triệu luồng thông tin tràn ngập khắp thế giới. Thế giới của chúng ta ngày càng trở nên "phẳng" hơn. Thông tin nhiều là vậy, nhưng sẽ có người thắc mắc: vậy làm sao mà tìm ra được những thông tin có lợi trong khối thông tin đồ sộ đó? Bạn không phải lo, đã có các infobroker (người môi giới thông tin).

Các nhà quản lý hệ thống thông tin

Nhu cầu đặt ra đối với các tổ chức về việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện hành và công nghệ mới trong tương lai đã trở thành một vấn đề nóng bỏng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong vài năm qua.  Khi sự giao thiệp bằng điện tử đã trở nên thông dụng hơn thì các công ty sử dụng công nghệ như thế nào và khi nào đang là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Nghiên cứu và khảo sát thị trường - Nghề chắt lọc thông tin thị trường

(hieuhoc_hieuhoc.com): Tại sao chỉ thay đổi cách đóng gói bao bì mà có thể tăng doanh số đến 50%? Và tại sao chỉ thay đổi mùi vị cho phù hợp với thị hiếu khách hàng (KH) có thể làm tăng lợi nhuận đến hàng triệu USD? Tại sao một ý tưởng có thể thành công ở Nhật Bản nhưng lại thất bại thảm hại ở Đài Loan, một thương hiệu có thể bán rất chạy ở thành phố này nhưng lại nằm ế ẩm trong các cửa hàng ở một thành phố cách đó không xa?...

Chân dung nghề khảo sát thị trường

Dù chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng theo dự kiến của Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS, tốc độ tăng trưởng của ngành nghiên cứu thị trường Việt Nam năm 2007 sẽ đạt khoảng 16%, so với mức trung bình 6% của thế giới. 

Public Relations - Quan Hệ Công Chúng - Nghề Giao Thiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Thật là oách khi tay rút điện thoại, nói tiếng Anh như gió và xưng danh:”Tôi là một PR”. Không chỉ dành cho sinh viên ngành báo chí, dù học kinh tế hay văn hoá, tài chính hay du lịch… miễn là yêu thích thử thách và muốn khám phá sức sáng tạo của chính mình, bạn có thể là một PR

5 nghề lương cao mà không cần bằng cấp

Muốn có được một công việc tốt, lương cao trước tiên cần phải có bằng cấp “xịn” trong tay. Điều này liệu có còn đúng trong thời buổi hiện nay?

Cùng chuyên mục