Nghề phi công: Hiểm nguy không ít nhưng không mấy ai quan tâm

(hieuhoc_hieuhoc.com): Mức trung bình của một phi công dân dụng khiến bất cứ ai cũng có thể trầm trồ thán phục, thật sự để được một mức lương cao đến như vậy những phi công cũng trả giá đắt không kém.

“Bác sĩ, kỹ sư có mảnh bằng tốt nghiệp là có thể hành nghề kiếm cơm tới chết. Phi công thì không” – đó là lời tâm sự của một người trong nghề. Câu nói đó cho chúng ta thấy được điều gì? Nghề phi công là nghề có tuổi nghề không cao và trong quá trình làm việc lại gặp vô vàn những khó khăn thử thách khác.

Khó khăn từ khâu học nghề

– Đầu vào của ngành phi công yêu cầu rất cao về trình độ tiếng Anh. Bạn có sức khỏe tốt cũng chưa chắc đã được nhận, phải trau dồi tiếng Anh thật nhiều thì bạn mới có cơ may được chọn vào nhóm học viên.

– Học phí cũng là một vấn đề gây khó khăn không ít cho các bạn. Tổng chi phí đào tạo trung bình khoảng 120.000 USD, một con số không nhỏ chút nào. Để trả dần học phí bạn phải mất từ 5 đến 12 năm.

– Hàng năm Tổng công ty Hàng không Việt Nam tuyển vài nghìn thí sinh nhưng chỉ lấy được vài trăm. Ví dụ như năm 1980, Tổng cục Hàng không Việt Nam khám tuyển 15.000 thí sinh, loại hết 10.000 người, đến nay họ lại “rụng” thêm 350 phi công. Nghề này tuyển chọn thí sinh theo 5 tiêu chuẩn: sức khỏe, tâm lý, kiến thức, khả năng phản xạ và lý lịch.

Từ hai yếu tố trên đã bước đầu làm nhụt chí không ít các bạn trẻ..

Khi hành nghề càng khó khăn gấp bội

– Nghề phi công được xếp thứ nhì trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. “Trời mưa như trút, sấm sét đánh loằng ngoằng, đó là những lúc chúng tôi rất căng thẳng vì phải điều khiển máy bay lách giữa những đám mây đen, để không bị nhiễm điện. Những lúc ấy có khi phải phá luật, lách sang không phận các nước bạn. Trong một giây, chúng tôi phải quyết định vận mạng 300 hành khách và khối tài sản từ 150 đến 196 triệu USD. Hoặc có khi đang bay thì gặp gió xén, gió lật chiều, không phản xạ nhanh, giành lấy năng lượng máy bay, thì nó sẽ bị rơi tự do ngay như diều đứt dây vậy…” – một phi công lâu năm torng nghề chia sẻ. Đó là một trong những cảnh tượng hãi hùng mà người phi công phải đối mặt và còn rất nhiều những nguy hiểm khác, thật sự một phi công phải rất bản lĩnh mới vượt qua hết những gian nan đó.

– Khó khăn thứ hai là họ phải thường xuyên sống trái quy luật, bay qua nhiều vùng miền khác nhau trên thế giới với giờ giấc và thời tiết thay đổi liên tục và tiếp xúc nhiều với sóng điện từ trong buồng lái làm cho sức khỏe của nhiều phi công bị mài mòn nên họ thường mắc nhiều bệnh.

– Chỉ cần bị một vết sẹo thôi người phi công có nguy cơ không được làm việc tiếp vì khi nên cao, áp lực sẽ tác động vào khiến cho những vết sẹo đó bị vỡ ra. Bên cạnh đó, nghề này có tính đào thải cao. Mỗi năm họ phải học ôn và thi lại 6 nội dung cơ bản. Nếu trượt một trong sáu môn đó họ chỉ được quyền thi lại lần thứ hai thôi. Không qua, họ sẽ bị đình chỉ bay. Bằng lái của họ chỉ có thời hạn trong 5 năm. Vào tuổi 40, họ sẽ được khám tuyển sức khỏe định kỳ 1 lần/năm, trên 40 tuổi là 2 lần/năm. Ai không đủ tiêu chuẩn đều phải ở lại mặt đất. Theo luật Việt Nam, phi công về hưu ở tuổi 60.

Lời kết

Hạnh phúc nào cũng phải có cái giá của nó. Nếu bạn thật sự yêu thích ngành phi công thì hãy đeo đuổi đến cùng niềm đam mê đó. Bạn nên tìm hiểu rõ những thuận lợi và mất mát trong nghề để củng cố lại niềm đam mê của mình. Dễ thấy, nếu đam mê chưa đủ thì hẳn bạn sẽ không đủ bản lĩnh để có thể theo đến cùng nghề này. Hiếu Học chúc các bạn vững tin trên con đường mình đã chọn.

Như Tâm

(Chú ý: Hãy ghi rõ nguồn: “Như Tâm – Theo hieuhoc_hieuhoc.com” khi xuất bản lại nội dung bài viết này)

Bài liên quan

Nghề phi công, tiềm năng lớn nhưng cũng đầy thử thách

(hieuhoc_hieuhoc.com): Trong hàng trăm mail Hiếu Học nhận được từ các bạn học sinh thì có không ít hỏi về nghề phi công. Điều này chứng tỏ sức hút của nghề nàyđối với các bạn trẻ không nhỏ chút nào. Nay, Hiếu Học  xin giới thiệu rõ hơn về nghề này.

Nghề Phi Công Mới Lạ... Nhưng Khó Hay Dễ?

Hỏi: Tôi có thể lực rất tốt, nhanh nhạy về trực giác và hoạt động. Nhưng học ở trường, tôi chỉ đạt loại trung bình khá. Tôi rất thích tìm hiểu những thông tin liên quan đến máy bay hàng không, các kỹ thuật nhảy dù, điều khiển máy bay, sự cố khi máy bay gặp nạn…Ước mơ của tôi là trở thành phi công, nhưng hình như có gì đó làm tôi không an tâm lắm. Xin hãy cho biết, những khó khăn khi học nghề này? Liệu sức học chưa giỏi, có theo nghề phi công được không? Và để trở thành phi công, cần hội đủ những tiêu chuẩn và yếu tố nào?

Cùng chuyên mục