Nghề hấp dẫn: Kỹ sư An toàn thông tin mạng

(hieuhoc_hieuhoc.com) Theo dự báo về nhu cầu nhân lực An toàn thông tin mạng (ATTT), từ nay đến 2020, kỹ sư ATTT đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn cả trong hiện tại và tương lai.

Hình minh họa

Khẳng định nhu cầu về an toàn thông tin ngày càng trở lên vô cùng cấp thiết, PGS.TS Hoàng Đăng Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp Máy tính Việt Nam (Vietnam Computer Emergency Response Team – VNCERT) – Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết: CNTT&TT ngày càng được ứng dụng rộng rãi và trở thành yếu tố không thể thiếu được trong hầu hết các hoạt động chính trị – kinh tế – xã hội – văn hóa – đời sống… Với đặc trưng ngành CNTT&TT là tốc độ phát triển rất nhanh và thay đổi từng giờ, lĩnh vực này luôn đòi hỏi những tài năng được đào tạo bài bản. Để đảm bảo ATTT, cần có các kỹ sư lành nghề về lĩnh vực ATTT, đặc biệt cho các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu như: các cơ quan Chính phủ, Y tế, Dầu khí, Hệ thống cung cấp nước, Năng lượng điện, Viễn thông, Tài chính Ngân hàng, Bảo hiểm, Thương mại và Giao thông vận tải….

Trong khi đó, nguồn nhân lực ATTT của nước ta còn rất thiếu và yếu. Các khảo sát thực tế từ 2008 tới nay đều cho thấy hầu hết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn thiếu các cán bộ kỹ thuật chuyên trách về ATTT. Với nhu cầu của hàng ngàn chi nhánh ngân hàng, hàng ngàn cơ quan nhà nước và trên 200.000 doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, quản lý và sản xuất, nhân sự ATTT là đòi hỏi rất lớn từ xã hội. Thực tế hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, ATTT đã là một nghề chuyên nghiệp và có mức lương khá cao trong xã hội. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, ngành An toàn thông tin chưa có trong danh mục mã ngành đào tạo ĐH.

PGS.TS Từ Minh Phương – Trưởng khoa Công nghệ thông tin – Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cho biết, xác định được nhu cầu cấp bách về nhân lực an toàn thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đang hoàn thiện hồ sơ xin phép Bộ GD&ĐT cho phép mở mã ngành An toàn thông tin. Trước mắt, từ năm 2012, Học viện mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư An toàn thông tin mạng nằm trong ngành Công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo được thiết kế rất thực tế, các môn học mang tính cập nhật đào tạo kỹ năng phân tích, kiểm soát rủi ro trên cả cơ sở công nghệ và quản lý.

Theo PGS.TS Từ Minh Phương, sinh viên theo học Công nghệ thông tin chuyên ngành An toàn thông tin mạng sẽ được trang bị các kiến thức và các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin như: kỹ thuật lập trình, công nghệ mạng, kiến trúc máy tính và hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu và mạng máy tính, công nghệ phần mềm,… Các kiến thức và các kỹ năng chuyên sâu về an toàn thông tin mạng như: các kỹ thuật mật mã, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng Web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập, lập trình an toàn, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lý và đánh giá điểm yếu, các kỹ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, quản trị mạng an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn…

Sinh viên cũng đồng thời được trang bị các kiến thức và các kỹ năng xử lý tình huống thực tế thông qua các bài thực hành, các hình thức diễn tập thực tế…cùng kỹ năng mềm như có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế…

Kỹ sư An toàn thông tin mạng tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc trong các đơn vị chuyên về CNTT và mạng cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT như: các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, giao thông vận tải… với các vị trí công việc: Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng; chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu; chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống; chuyên gia rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin; chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.

* Sáng ngày 15 – 3, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công bố chính thức mở thêm chuyên ngành An toàn thông tin mạng. Trước mắt, chuyên ngành này sẽ nằm trong ngành đào tạo Công nghệ thông tin.

Phó giáo sư, tiến sĩ Hoàng Minh – Giám đốc Học viện cho biết, những sinh viên đã hoàn thành chương trình học năm thứ hai trong trường nếu muốn theo học chuyên ngành này đều có thể đăng ký (thi khối A, A1).

Sau chương trình học kéo dài 4, 5 năm, theo thầy Minh, kỹ sư ra trường có khả năng làm việc trong các đơn vị chuyên về công nghệ thông tin và mạng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như làm quản lý về an toàn thông tin mạng, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy… (Theo: Giáo dục Việt Nam)

* Mạng Internet toàn cầu bao gồm khoảng 250 triệu website, mỗi năm luân chuyển khoảng 90 ngàn tỉ tin tức. Do giá trị nên nó cũng đã trở thành lĩnh vực hoạt động của bọn tội phạm, trở thành đấu trường xung đột cả về chính trị lẫn kinh tế. Không kể những đơn vị cần bộ máy quản trị mạng lớn như trong các ngành: Hàng không, Ngân hàng, Thương mại điện tử… thì các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng cần tới ít nhất là một đến hai chuyên viên quản trị hệ thống mạng cho mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Vì thế, tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng công việc quản trị mạng (hay An toàn thông tin mạng) đang nhanh chóng trở thành một nghề có độ hút lớn với giới trẻ năng động và có tố chất. Nhiệm vụ của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành, duy trì và theo dõi sít sao các hệ thống mạng cho an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng chống tấn công của các hacker (tin tặc) cũng như khôi phục sau sự cố một cách hiệu quả. Nếu bạn thấy mình đam mê máy tính và công nghệ bảo mật thì việc lựa chọn ngành học để trở thành “Chuyên gia quản trị mạng” là một hướng đi đáng được quan tâm.

Học Quản Trị Mạng ở đâu?

ACNA-Chương trình Đào Tạo Quản Trị Mạng Quốc Tế - Hệ Thống Đào tạo Lập Trình Viên Quốc Tế Aptech-Cao Đẳng thực hành, Tp HCM

Chuyên viên mạng CISCO CCNA 969 - Trung Tâm Đào Tạo Công Nghệ Mạng & Lập Trình Quốc Tế Cisnet, Tp HCM

Khóa học CCNA -Cisco Certified Network Associate tại PNH - Trung tâm đào tạo quản trị mạng cao cấp PNH , Hà Nội

* 91 khóa học Hệ thống mạng từ các trung tâm đào tạo khác: BẤM VÀO ĐÂY để xem.

Bài liên quan

Ngành Quản trị & An ninh mạng

(Hiếu học) Để các cơ quan An ninh mạng Việt Nam có thể lần ra dấu vết và dập tắt những cuộc tấn công mạng, đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức an ninh mạng từ các nền kinh tế khác nhau.   

Kinh doanh dịch vụ an ninh mạng

Dịch vụ an ninh mạng là một xu hướng kinh doanh mới, khi bảo mật trở thành một thế trận cốt lõi của các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt ở các ngành như chứng khoán, ngân hàng hay thương mại điện tử. 

Nghề quản trị mạng: Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Truyền đạt thông tin luôn luôn là một hoạt động cực kỳ quan trọng, trong đó mạng Internet với nhiều công nghệ mới có khả năng ứng dụng là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, những mối đe dọa đối với an ninh mạng và các biện pháp tân tiến trong cuộc đấu tranh chống tội phạm “tin tặc” trên mạng là yêu cầu sống còn cho hoạt động thông tin toàn cầu. Nhiệm vụ xử lý, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… này được giao cho những người hành nghế “Quản trị mạng”, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng nói chung.

Các nhà quản lý hệ thống thông tin

Nhu cầu đặt ra đối với các tổ chức về việc kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện hành và công nghệ mới trong tương lai đã trở thành một vấn đề nóng bỏng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong vài năm qua.  Khi sự giao thiệp bằng điện tử đã trở nên thông dụng hơn thì các công ty sử dụng công nghệ như thế nào và khi nào đang là vấn đề gây nhiều tranh luận.

Học ngành khoa học máy tính, ra trường làm gì?

(Hiếu học) Chương trình đào tạo cử nhân & kỹ sư ngành Khoa học máy tính dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục Đào tạo nhưng mỗi trường đào tạo với mục đích có chút ít khác nhau. 

Cùng chuyên mục